Viêm nha chu là gì? Cách điều trị và phòng tránh viêm nha chu

Viêm nha chu là một trong những vấn đề nguy hiểm về răng miệng mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải, thế nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để có thể hiểu rõ về độ nguy hiểm của bệnh lý này. Vì vậy, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết cũng như cách điều trị và phòng tránh viêm nha chu nhé!

1. Viêm nha chu là gì? 

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý liên quan đến các mô xung quanh răng, là tình trạng mà các loại vi khuẩn có trong khoang miệng sẽ tấn công và tác động lên nướu, gây ra hiện tượng nướu bị tách dần ra khỏi chân răng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ngày càng phát triển và lây lan ra các cấu trúc bên dưới của mô nha chu làm cho các mô bị viêm nhiễm, sưng đỏ và đau nhức.

Viêm nha chu

Thông thường, thông qua hệ thống dây chằng nha chu mà răng dược cố định nhờ vào xương ổ răng. Tuy nhiên, khi bị viêm nha chu, xương ổ răng cũng như hệ thống dây chằng nha chu bị tấn công dẫn đến tình trạng lung lay và mất răng, ở mức độ nặng hơn có thể dẫn đến mất răng hàng loạt. Việc mắc bệnh viêm nha chu không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày mà còn có thể gây nên các biến chứng như gây hôi miệng, đau nhức dữ dội,….nếu như không được điều trị một cách kịp thời.

2. Các giai đoạn của viêm nha chu.

  • Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám: các vi khuẩn có hại tích tụ lâu ngày tại các vị trí như chân hoặc kẽ răng hay viền lợi sẽ tạo thành các mảng bám được gọi là vôi răng;

Các giai đoạn của viêm nha chu

  • Giai đoạn 2: Viêm nhiễm: theo thời gian, các vôi răng dần dần sẽ gây nên các kích thích lên nướu, khiến cho nướu bị sưng phồng, trở nên nhạy cảm và có thể chảy máu nếu như gặp các tác động mạnh như ăn uống hay đánh răng, xỉa răng,…;
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện túi nha chu: khi nướu bị tác động và phá hủy, giữa răng và nướu sẽ hình thành nên túi nha chu chứa các chất mủ và các loại vi khuẩn có hại;
  • Giai đoạn 4: Ổ xương răng và răng bị phá hủy: chất mủ và vi khuẩn có hại tồn tại trong một thời gian dài sẽ có điều kiện để sinh sôi và trở nên mạnh mẽ, làm phá vỡ cấu trúc khung xương ổ răng, khiến cho răng bị lung lay, lợi bị tụt xuống và dễ gặp phải những tổn thương. 

3. Nguyên nhân gây nên viêm nha chu.

Viêm nha chu là bệnh lý được hình thành chủ yếu từ chính các thói quen trong việc sinh hoạt hàng ngày. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Không thực hiện việc lấy cao răng định kỳ, khiến cho cao răng bao quanh răng quá nhiều tạo  môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phá hủy tổ chức nha chu;

Nguyên nhân gây nên viêm nha chu

  • Không điều trị sớm vấn đề sâu răng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công từ vùng răng sâu lên nướu;
  • Không điều trị kịp thời viêm lợi kéo dài, khiến cho bệnh biến chứng và trở thành viêm nha chu;
  • Không thực hiện việc vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc thực hiện chưa đúng cách, dẫn đến việc các vi khuẩn vẫn còn có thể tồn tại giữa các kẽ răng;
  • Sử dụng tăm để vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên tạo nên kẽ hở giữa các răng, khiến cho thức ăn dễ bị tồn đọng lâu ngày dẫn đến sự xuất hiện của các loại vi khuẩn;
  • Bắt nguồn từ một số bệnh lý như tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn,…;
  • Thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia.

4. Triệu chứng của viêm nha chu.

Ở giai đoạn đầu của viêm nha chu, bệnh rất khó phát hiện. Chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng và dẫn tới các biến chứng như viêm nha chu tiêu xương, tụt lợi,…thì người bệnh mới có thể nhận ra và tìm tới các nha khoa, khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn và mất thời gian. Viêm nha chu xuất hiện thường kèm theo những triệu chứng sau đây:

Triệu chứng của viêm nha chu

  • Đau nhức, mẩn đỏ và sưng tấy vùng lợi;
  • Xuất hiện các mảng bám xung quanh vùng chân răng và kẽ răng;
  • Chảy máu lợi khi bị các tác động trực tiếp như đánh răng, ăn uống…hoặc thậm chí có thể chảy máu tự nhiên mà không cần tác động nào;
  • Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu;
  • Cảm giác ngứa, khó chịu ở phần chân răng;
  • Lợi chuyển từ màu hồng sang đỏ thẫm kết hợp với sưng phồng và dễ chảy máu;

Ở giai đoạn nặng hơn, một số triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Áp xe răng, sưng mủ ở các chân răng;
  • Cảm giác đau nhức dữ dội ở vùng lợi quanh răng;
  • Vùng lợi xung quanh răng bị viêm đỏ;
  • Xuất hiện tình trạng rụng răng tại vùng tụt lợi.

5. Các phương pháp điều trị viêm nha chu.

5.1. Điều trị tại nhà.

Với những bệnh nhân đang gặp tình trạng viêm nha chu ở giai đoạn đầu hoàn toàn có thể thực hiện tự điều trị tại nhà bằng một trong những nguyên liệu sau:

  • Gừng tươi: gừng tươi là một trong những nguyên liệu phổ biến và được sử dụng một cách vô cùng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm, làm sạch vết thương và giảm đau, đặc biệt với các bệnh lý liên quan đến răng miệng;

chữa nha viêm nha chu tại nhà

  •  Muối và chanh tươi: chanh là một loại quả với hàm lượng vitamin C vô cùng cao, khi kết hợp với muối sẽ tạo nên một hỗn hợp có khả năng chống viêm vô cùng tối ưu và hiệu quả;
  • Việt quất: với chiết xuất polyphenol có trong việt quất sẽ giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây nên các mảng bám trên răng – nguyên nhân chính dẫn đến viêm nha chu. Do đó, việc ăn việt quất thường xuyên sẽ hạn chế được một cách tối ưu nhất các tác nhân gây hại đến răng miệng.

5.2. Điều trị tại nha khoa.

Với những bệnh nhân đang gặp tình trạng viêm nha chu đã ở giai đoạn nặng hoặc không muốn tự điều trị tại nhà, thì việc tiến hành điều trị tại nha khoa là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên cần phải đảm bảo việc tìm kiếm và lựa chọn một nha khoa uy tín cùng với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm cao để có thể đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn để không để lại những biến chứng không đáng có. Một địa chỉ nha khoa uy tín cần đảm bảo những tiêu chí sau:

Điều trị tại nha khoa

  • Có đầy đủ giấy phép hoạt động;
  • Đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao;
  • Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại;
  • Tận tâm, nhiệt tình với khách hàng.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm có mủ và cách chữa trị

6. Cách phòng tránh viêm nha chu.

Viêm nha chu mặc dù là một bệnh lý khá phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu như biết cách phòng tránh thì khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn cũng như đảm bảo được các vấn đề về răng miệng. Bạn có thể tham khảo một số “bí kíp” phòng tránh viêm nha chu dưới đây:

Cách phòng tránh viêm nha chu

  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn;
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm;
  • Ưu tiên dùng các loại kem đánh răng có chứa nhiều flour;
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý;
  • Thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn sẽ có những kiến thức cần thiết và chính xác hơn về viêm nha chu, đồng thời có thể tìm được những biện pháp phòng tránh cũng như các cách điều trị viêm nha chu một cách hiệu quả nhất để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu bạn đang gặp các bệnh lý về răng miệng, hãy gọi đến hotline: 0966 080 638 hoặc đến với Nha khoa Tấm Dentist để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Xem thêm: 8 cách tự điều trị viêm nha chu tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Đánh giá post
02 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 13 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO