Tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu mỗi khi ăn kèm theo mùi hôi khó chịu là những biểu hiện của viêm lợi. Nguyên nhân gây ra viêm lợi do các các mảng bám chặt ở các kẽ răng, dần dần tạo ra vi khuẩn gây bệnh. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm lợi. Cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. Viêm lợi là như nào?
Viêm lợi là tình trạng nướu bị viêm, bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trường hợp nếu mà không được điều trị kịp thời, nó có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng phức tạp hơn hay còn được gọi là viêm nha chu.
Viêm nha chu là biến chứng phức tạp của viêm lợi là một tập hợp các tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến những khu vực bao quanh răng. Lúc đầu, được gọi là viêm nướu vì nướu bị sưng tấy và có thể gây ra chảy máu. Ở dạng phức tạp hơn, còn gọi là viêm nha chu, nướu có thể kéo ra khỏi răng, tiêu xương thậm chí răng có thể lung lay hoặc gãy rụng.
2. Nguyên nhân gây ra viêm lợi
Hầu hết mọi người đều có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng viêm lợi. Nguyên nhân chính gây ra đó là bởi chủ quan, qua loa trong việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khoa học.
Những mảng bám bám chặt trên bề mặt răng, cao răng tồn đọng trong một khoảng thời gian dài trong miệng là nguyên nhân gây ra lợi bị viêm. Cụ thể, những mảng bám là môi trường tạo cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và phát triển, tấn công vào chân răng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô và dẫn tới bị viêm.
Ngoài những nguyên nhân như trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm lợi như dưới đây:
Chế độ ăn không khoa học: Thường xuyên ăn các thực thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt (bánh, kẹo…), uống nước có ga (pepsi, cocacola), ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… Ngoài ra, hút thuốc lá, uống bia rượu thường xuyên tạo ra những mảng bám trên bề mặt răng và nếu kéo dài trong một thời gian dài thì dẫn tới tình trạng viêm lợi. .
Giảm tiết nước bọt: Nước bọt có vai trò là làm sạch răng và tất cả các vùng trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tiết nước bọt ít, giảm xuống thì cũng là nguyên nhân gia tăng khả năng viêm lợi và các bệnh sâu răng.
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt: Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và nội tiết tố cũng bị ảnh hưởng. Lúc này cũng làm giảm sức đề kháng của lợi và gây viêm nhiễm hơn.
Các bệnh về di truyền và giảm hệ miễn dịch: nhiều ca bệnh mắc những bệnh như tiểu đường, AIDS, bạch cầu cũng làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó cũng dễ bị nhiễm khuẩn và đặc biệt gia tăng nguy cơ bị viêm lợi.
3. Các dấu hiệu nhận biết ra viêm lợi
Thông thường, những bệnh nhân mắc phải viêm lợi sẽ có những dấu hiệu nhận dấu hiệu dễ nhìn thấy như lợi bị sưng đỏ, hay chảy máu nhất là khi đánh răng, hay có tình trạng hôi miệng. Qua từng giai đoạn phát triển thì viêm lợi cũng có những biểu hiện khác nhau như dưới đây:
- Giai đoạn đầu:
Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ rệt sự thay đổi ở lợi. Phần lợi sẽ sưng phồng lên, đỏ nhiều hơn so bình thường và rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng để vệ sinh răng miệng. Lúc này, mặc dù lợi bị sưng tấy nhưng chân răng vẫn khỏe chắc và không có các tổn thương về xương hay các mô cơ.
Đây là thời điểm dễ dàng để điều trị do bệnh mới ở tình trạng nhẹ. Người bệnh có thể điều trị bằng việc đánh răng ngày 2 lần/ ngày, trước khi đi ngủ vào buổi tối và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn. Thay vì sử dụng tăm xỉa như bình thường thì thay vào đó dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn bám vào kẽ răng.
- Giai đoạn sau
Khi tình trạng viêm lợi không xử lý kịp thời, đúng cách, thì tình trạng bệnh sẽ càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Đặc biệt quá trình điều trị cũng khó và lâu hơn, thời gian và chi phí điều trị cũng nhiều hơn.
Ở giai đoạn này, lớp lợi bên trong và xương hàm có thể bị đẩy lùi ra phía sau và tạo ra những lỗ hổng li ti xung quanh răng, từ đó hình thành những khoảng trống, những kẽ răng cũng bị mở rộng ra, và khi ăn uống thì nếu không vệ sinh sạch sẽ thì các vụn thức ăn rất dễ bị sót lại vào các lỗ hổng đó, gây ra nhiêm viễm, vi khuẩn phát triển phá hủy răng.
Tình trạng này kéo dài lâu làm cho hệ miễn dịch có vai trò để chống lại vi khuẩn. Những độc tố kháng khuẩn và enzyme sẽ được sinh ra nhiều hơn với mục đích nhằm chống lại các mô liên kết khiến cho răng sẽ không được chắc khỏe, bị lỏng lẻo hơn trước.
Ở giai đoạn này, lợi vẫn sưng đỏ, chảy máu, gây đau đớn, thậm chỉ sưng má và miệng luôn có mùi hôi gây mất tự tin cho bạn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Những trường hợp viêm lợi lâu ngày, chân răng sẽ lộ ra bên ngoài, rất kém thẩm mỹ. Khi các lỗ hổng ngày càng nặng thì kéo theo xương hàm càng bị phá hủy, và kết quả có thể dẫn tới răng bị lung lay và rụng.
4. Các biến chứng của viêm lợi
Bệnh viêm lợi nếu không được phát hiện cũng như điều trị dứt điểm thì sẽ gây ra nhiều phức tạp. Tình trạng viêm bị kéo dài trong nhiều ngày sẽ làm lây lan sang các chỗ khác như mô cơ và xương (liên quan đến bệnh nha chu), đặc biệt tình trạng xấu nhất có thể bị lung lay răng và rụng răng. Thêm nữa, tình trạng sức khỏe răng miệng cũng kém đi, là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ví dụ như, bị viêm không ăn uống được mấy, cơ thể không được nạp đầy đủ năng lượng dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa.
Thậm chí theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng viêm lợi còn dẫn đến bệnh nha chu, tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh về phổi. Các bệnh nhân mắc tiểu đường cũng gặp các vấn đề về răng miệng, nhiễm khuẩn. Ngược lại, tình trạng nhiễm khuẩn, viêm lợi cũng khiến cơ thể khó kiểm soát nồng độ đường trong máu hơn.
Trường hợp phụ nữ mang thai không may mắc phải những vấn đề về sức khỏe răng miệng thì nguy cơ cao bi sinh non hoặc em bé sinh ra cân nặng cũng bị nhẹ hơn so với những phụ nữ có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt.
Xem thêm: Hình ảnh viêm lợi trùm để nhận biết dấu hiệu lúc mới bắt đầu
5. Những phương pháp điều trị viêm lợi
- Sử dụng muối:
Nước muối có chứa thành phần loại bỏ vi khuẩn, chống lại tình trạng viêm nhiễm, làm giảm đau thức. Bởi trong nước muối có chứa thành phần Florua có vai trò ngăn ngừa mất khoáng từ men răng, từ đó giúp khôi phục độ PH tự nhiên, ngăn chặn mùi hôi trong miệng do viêm lợi làm ra.
Cách thực hiện tại nhà. Bạn pha muối với nước tỉ lệ là 9g muối với 1000ml nước. Để vào một cái chai, sau đó hàng ngày súc miệng 2-3 lần/ ngày, đặc biệt nên dùng sau khi ăn uống. Bạn dùng liên tục sẽ thấy ngay hiệu quả đáng kể, viêm lợi sẽ được cải thiện, hơi thở thơm mát hơn.
- Sử dụng tinh dầu sả:
Có nghiên cứu khoa học vào năm 2015 đã chỉ ra rằng, tinh dầu sả có khả năng cải thiện sức khỏe răng lợi. Chúng có tác dụng đánh tan mảng bám bám chặt trên bề mặt răng và chữa viêm lợi gấp 2 lần so với nước súc miệng chứa chlorhexidine Cách sử dụng là dùng tinh dầu sả pha loãng với nước sạch khoảng từ 2 – 3 giọt tinh dầu với 225ml nước và hàng ngày súc miệng, mỗi lần ngậm khoảng 30s30s
- Sử dụng dầu dừa:
Dầu dừa chứa axit lauric và monolaurin đều có tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Do vậy, súc miệng với dầu dừa sẽ giúp làm giảm sự viêm nhiễm, chữa viêm lợi hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng giảm tình trạng tích tụ mảng bám trên răng, làm cho hàm răng trắng sáng hơn.
Cách sử dụng, bạn nên dùng 5-10ml dầu dừa bằng cách súc miệng trong khoảng từ 20 đến 30 phút, chú ý không nên để dầu chạm đến họng. Hết thời gian thì nên súc miệng lại với nước sạch.
Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả hơn, biết phòng tránh bệnh viêm lợi. Nếu như vẫn còn băn khoăn nào thì hãy liên hệ Tấm Dentist để được hỗ trợ ngay nhé.
Xem thêm: 6 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất