Trám răng thưa như thế nào? Giữ được bao lâu

 Trám răng được biết đến là một trong những phương pháp giúp khắc phục được những tình trạng răng thưa gây mất thẩm mỹ. Vậy trám răng thưa như thế nào? Giữ được bao lâu. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trường hợp nào nên trám răng thưa?

Răng cửa thưa do hở kẽ răng ở mức độ nhẹ dưới 2mm

Tình trạng này giữa các răng xuất hiện một kẽ hở nhỏ có cảm giác răng trông như bị thưa, tuy nhiên tỉ lệ giữa các răng vẫn hoàn toàn bình thường. Đặc biệt nếu răng cửa thưa không được khắc phục sớm sẽ rất dễ làm thức ăn bị mắc vào khe hở, làm mất tính thẩm mỹ cho gương mặt đồng thời có thể mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Vì vậy nếu trường hợp răng cửa thưa nhẹ bạn nên tiến hành trám răng càng sớm càng tốt. Trường hợp này trám răng tương đối đơn giản, vết trám nhỏ và rất khó để nhận biết.

 

Răng thưa bị mòn ở cấp độ nhẹ

Có thể dễ dàng xử lý bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ.

Răng thưa, bị tách biệt nhau

Khi quan sát bạn sẽ dễ dàng thấy được bằng mắt thường sự tách biệt giữa các răng,  xuất hiện khoảng trống, tuy nhiên khoảng trống này vừa phải chứ không quá xa nhau.

Trường hợp nào nên trám răng thưa?

Răng thưa và bị sứt mẻ, gãy vỡ

Để khắc phục răng thưa do sứt mẻ, gãy vỡ và khôi phục lại hình dạng ban đầu tránh làm răng tổn thương nặng hơn, bạn cần tới nha khoa để trám răng cửa thẩm mỹ càng sớm càng tốt.

 

Răng cửa thưa và bị sâu răng

Răng dù bị sâu ở vị trí nào thì cũng cần được điều trị và loại bỏ các lỗ sâu răng. Trám răng thưa bị sâu chính là phương pháp giúp bạn nhanh chóng làm khít răng, loại bỏ các vết sâu răng và ngăn chặn vi khuẩn sâu răng lây lan ngày một nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra còn có trường hợp răng thưa giữa các răng có khoảng trống lớn, tỷ lệ răng không đều nhau, mép răng không dính vào nhau cũng có hể tiến hành hàn trám tuy nhiên sẽ yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao mới mang lại hiệu quả lâu dài.

Xem thêm: Trám răng có đau không? Giá bao nhiêu

2. Các phương pháp trám răng phổ biến

Trám răng bằng Amalgam

Trám răng Amalgam hay còn gọi là miếng trám bằng bạc. Đây là loại vật liệu được sử dụng từ rất lâu và có giá thành thấp nhất trong số các loại vật liệu trám hiện đại. Amalgam là hỗn hợp gồm có các thành phần như bạc, kẽm, đồng, thiếc và thủy ngân (chiếm tới 50% hỗn hợp).

Trám răng bằng Amalgam

Ưu điểm: Độ bền cao từ 10 – 15 năm, chịu được lực nhai tốt, giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.

Nhược điểm: Xét về tính thẩm mỹ không cao do chỗ răng trám có màu sắc khác so với các răng còn lại.

Trám răng bằng Composite

Trám răng sử dụng vật liệu Composite là phương pháp có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả tốt hơn Amalgam và được rất nhiều người lựa chọn.

Trám răng bằng Composite

 Ưu điểm: Composite có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, đem lại tính thẩm mỹ cao hơn. Vì vậy có thể sử dụng để trám tại các vị trí răng dễ nhận thấy như răng cửa.

Nhược điểm: Trám răng bằng Composite không bền như trám bằng Amalgam, tuổi thọ trung bình tầm 5 năm. Bên cạnh đó nếu sử dụng Composite cho những chỗ răng bị sâu có kích thước lớn sẽ không đạt hiệu quả cao.

Trám răng bằng sứ

Trám răng bằng chất liệu sứ inlay – onlay cũng là một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay. Phù hợp với các trường hợp răng bị sứt mẻ lớn cần kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn. 

Trám răng bằng sứ

Ưu điểm: Vật liệu sứ có màu giống như màu răng tự nhiên, có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu Composite. Thời gian sử dụng có thể lên tới 10 năm.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với Amalgam và Composite. 

Trám răng bằng vàng

Trám răng bằng vàng hoặc các kim loại quý khác như đồng, bạc sẽ giúp miếng trám răng thêm độ cứng chắc. 

Trám răng bằng vàng

  • Ưu điểm: Chịu được lực nhau lớn, độ bền tốt. Trám răng bằng vàng sẽ mang lại vẻ sang trọng và ít mài mòn hơn so với các loại vật liệu khác. 
  • Nhược điểm: Chi phí đắt hơn vật liệu khác. Và bạn phải tới nha khoa 2 lần để thực hiện phương pháp trám này

Chất liệu GIC

GIC viết tắt của Glass lonomer Cement thường làm từ vật liệu polyacrylic axit và fluoroaluminosilicate (thành phần của thủy tinh).

Chất liệu GIC

Ưu điểm: Trong GIC có một chất chứa fluor giúp ngăn tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vật liệu này cũng gắn chắc vào răng và làm giảm tình trạng nứt chỗ trám răng.

Nhược điểm: Tính thẩm mỹ kém do màu sắc không giống màu răng tự nhiên.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn kiến thức về trám răng thưa và tuổi thọ của trám răng. Hi vọng những kiến thức sẽ giúp bạn tham khảo thêm được những thông tin hữu ích trước khi trám răng.

Xem thêm: Tự trám răng tại nhà có được không?

Đánh giá post
09 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 39 lượt
Tham vấn y khoa: Trám Răng

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ