Trám răng có đau không? Giá bao nhiêu?

“Trám răng có đau không?” là một trong những vấn đề được khách hàng quan tâm hàng đầu trước khi lựa chọn thực hiện phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về trám răng cũng như thực tế phương pháp này có gây đau đớn cho bệnh nhân hay không. Cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Trám răng là gì? Những trường hợp cần trám răng.

1.1. Trám răng là gì?

Trám răng được biết đến là một trong những kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản nhưng lại vô cùng phổ biến ngày nay, có tác dụng trong việc phục hồi lại hình dáng của các răng bị hư tổn như răng sâu, răng sứt mẻ,… Các vật liệu được sử dụng trong kỹ thuật trám răng vô cùng đa dạng, có thể kể đến như Composite, Amalgam, vàng, bạc, đồng,… nhưng Composite vẫn là loại vật liệu được đa số khách hàng lựa chọn.

Trám răng

Với phương pháp trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các răng được chỉ định trám sau đó sử dụng vật liệu trám bít kín lại giúp khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng, thu hẹp lại vùng răng bị tổn thương đồng thời đảm bảo hiệu quả chức năng ăn nhai.

1.2. Những trường hợp cần trám răng.

Trám răng mặc dù được đánh giá là phương pháp phục hình răng với những kỹ thuật đơn giản, thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Các trường hợp được chỉ định thực hiện trám răng bao gồm:

  • Sâu răng: việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách khiến cho các thức ăn thừa không được loại bỏ một cách hoàn toàn, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công, lâu ngày dẫn đến tình trạng mòn men răng và gây sâu răng. Khi đó, phương pháp trám răng sẽ giúp cho những lỗ sâu được bịt kín, các vùng răng tổn thương cũng sẽ được thu hẹp và không để lây lan sang những mô răng lành khác;

Những trường hợp cần trám răng

  • Chấn thương răng: do tai nạn giao thông hoặc những tác động mạnh khác khiến cho răng bị sứt mẻ, gãy hoặc vỡ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai của răng cũng như chức năng thẩm mỹ. Trong trường hợp này, phương pháp trám răng sẽ giúp cho răng được khôi phục lại về hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, với những trường hợp răng bị sứt mẻ quá lớn thì sẽ rất khó để thực hiện trám răng, không chỉ không tạo nên tính thẩm mỹ mà còn rất dễ bị bong tróc;
  • Mòn cổ chân răng: từ những thói quen xấu trong quá trình chăm sóc cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày như sử dụng bàn chải có lông cứng, chải quá mạnh tay hay chải theo chiều ngang trong suốt một thời gian dài làm cho men răng bị bào mòn, dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng Composite để tiến hành trám vào khu vực răng bị mòn, giúp khắc phục triệt để tình trạng này;
  • Răng thưa: với những người gặp tình trạng răng thưa, các răng mọc quá xa nhau, đặc biệt là ở vị trí răng cửa thì có thể thực hiện phương pháp trám răng để trám kín lại cũng như để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp trám răng chỉ có thể áp dụng được với những trường hợp răng thưa quá 2mm.

2. Trám răng có đau không?

Trám răng là một phương pháp với việc vận dụng các kỹ thuật quá khó, ngược lại quá trình trám răng lại được diễn ra một cách tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng tình trạng răng khác nhau mà vị trí răng tổn thương bị can thiệp nhiều hoặc ít trong quá trình thực hiện. Với những trường hợp thực hiện trám răng để khắc phục các vấn đề như răng thưa hay răng sứt mẻ thì chỉ cần làm sạch vùng răng cần điều trị và tiến hành đắp vật liệu trám lên răng. Thời gian thực hiện trám răng diễn ra vô cùng nhanh chóng và khách hàng gần như không hề có cảm giác khó chịu hay đau nhức trong suốt quá trình thực hiện trám răng.

Trám răng có đau không?

 

Ngược lại, với những trường hợp răng sâu nặng hoặc bị sứt mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy, khách hàng cần phải thực hiện điều trị tủy trước khi trám răng. Khi điều trị tủy sẽ có cảm giác hơi nhói và ê buốt, tuy nhiên bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê trước khi thực hiện do đó cảm giác này cũng sẽ không gây quá khó chịu. 

3. Quy trình thực hiện trám răng.

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn: khi đến nha khoa, đầu tiên khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát về tình trạng răng miệng để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ hư tổn của răng cũng như xác định vị trí trám răng một cách chính xác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn về loại vật liệu trám phù hợp với từng tình trạng răng cũng như điều kiện tài chính của từng khách hàng;
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng: đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện trám răng cũng như với hầu hết các kỹ thuật điều trị nha khoa khác. Việc thực hiện vệ sinh răng miệng không chỉ giúp răng miệng được sạch sẽ, ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo mà còn mang lại hiệu quả điều trị một cách tốt nhất;

Quy trình thực hiện trám răng

  • Bước 3: Thực hiện trám răng: sau khi vùng răng tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình xoang trám, tiếp đó là phủ từng lớp vật liệu trám lên trên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô và đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng, miếng trám sẽ được làm nhẵn và đánh bóng để không gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Sau khi hoàn tất các quy trình điều trị, chiếc răng bị hư tổn đã được phục hồi lại về hình dáng ban đầu, đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra, khách hàng cần thực hiện tái khám định kỳ tại nha khoa theo lời dặn của bác sĩ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của miếng trám.

4. Cách giảm ê buốt khi trám răng.

Sau khi thực hiện trám răng, với những người có cơ địa nhạy cảm sẽ có thể xuất hiện tình trạng ê buốt răng. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng bởi đây là tình trạng bình thường mà khá nhiều người gặp phải. Cơn ê buốt sẽ giảm dần và tự hết hẳn trong vòng từ 1 – 2 ngày.

Cách giảm ê buốt khi trám răng

Ngoài ra, để cơn ê buốt có thể kết thúc nhanh hơn, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, không cần lực nhai quá lớn gây ảnh hưởng đến vị trí trám răng. Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng là điều cần thiết bởi thời điểm sau khi trám răng, răng còn tương đối nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng bởi nhiệt độ cũng như các tác động khác.

Xem thêm: Tự trám răng tại nhà có được không?

5. Trám răng giá bao nhiêu?

Thông thường, kỹ thuật trám răng sẽ không có một mức giá cụ thể, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng răng, tay nghề bác sĩ, loại vật liệu trám,… Hiện nay, kỹ thuật trám răng tại Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Tấm Dentist có chi phí cụ thể như sau:

Trám răng giá bao nhiêu

ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG – TRÁM RĂNG

 

DỊCH VỤGIÁ GỐCGIÁ ĐÃ GIẢM
Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glassionomer Cement450.000300.000
Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite450.000300.000

 

6. Địa chỉ trám răng uy tín tại Hà Nội.

Trám răng mặc dù là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện, thế nhưng khách hàng vẫn cần phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn một nha khoa uy tín để có thể “chọn mặt gửi vàng”. Nha khoa Tấm Dentist với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao cùng với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự hào là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Nếu như bạn đang có ý định thực hiện trám răng hoặc đang gặp phải những tình trạng về răng miệng, hãy liên hệ ngay với Tấm Dentist theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình nhất:

Tấm Dentist

Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Tấm Dentist

Hotline: 0966 080 638

Địa chỉ: 3B P. Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: Trám răng thưa như thế nào? Giữ được bao lâu

Đánh giá post
07 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 43 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ