Tại sao lại tiêu xương hàm? Tiêu xương hàm có ảnh hưởng gì không?

Hiện tượng tiêu xương hàm xảy ra không chỉ gây khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, nếu như tình trạng này kéo dài còn có thể làm cản trở đến quá trình phục hình răng sau này. Vậy nguyên nhân vì sao lại gây nên tình trạng tiêu xương hàm? Tiêu xương hàm có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây.

1. Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm còn thường được gọi là tiêu xương ổ răng, là hiện tượng xương ổ răng và phần xương xung quanh chân răng bị suy giảm. Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng này chính là sự thiếu hụt về chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương, có thể xảy ra ở cà hàm trên và hàm dưới làm ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn cũng như cấu trúc khuôn mặt. 

Tiêu xương hàm

Nếu như xương hàm trên chịu hầu hết các tác động lớn khi cắn, thì xương hàm dưới lại có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình ăn nhai. Cả 2 loại xương này đều khá mềm do đó rất dễ bị tiêu nếu như bị vi khuẩn xâm nhập hoặc có những khoảng trống giữa các răng. Ở giai đoạn đầu, hiện tượng tiêu xương chỉ xuất hiện tại một vị trí nhất định trên cung hàm, nhưng lâu dần sẽ tiến triển nặng hơn và lây lan sang các vùng xương kế cận, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. 

2. Tại sao lại tiêu xương hàm?

  • Tiêu xương hàm do mất răng: đây dường như là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng xương hàm bị tiêu một cách nhanh chóng. Khi một chiếc răng bị mất đi sẽ tạo một hõm sâu trong xương hàm, sau một thời gian các xương hàm ở vị trí liền kề sẽ có xu hướng “chảy” về phía răng thật đã bị mất nhằm để lấp đầy khoảng trống, làm cho mật độ xương trở nên thưa và xốp hơn. Ngoài ra, khi răng thật bị mất đi thì phần lực kích thích xương hàm cũng không còn, do đó theo thời gian chúng cũng dần bị tiêu biến;

Tại sao lại tiêu xương hàm?

  • Tiêu xương hàm do viêm nha chu: viêm nha chu được hiểu là hiện tượng các mô nha chu bị viêm nhiễm, sưng đỏ, chảy máu chân răng và gây đau nhức một cách dữ dội. Theo thời gian, phần nướu sẽ không còn khả năng bám vào chân răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập dẫn đến hiện tượng tụt nướu, hình thành nên các túi nha chu và phá hủy xương ổ răng. Viêm nha chu nếu như không được điều trị kịp thời sẽ làm cho xương hàm bị tiêu một cách nhanh chóng và gây nên mất răng tiêu xương ổ răng.

3. Các dạng tiêu xương hàm phổ biến.

Một số dạng tiêu xương hàm phổ biến, thường gặp nhất có thể kể đến như:

Các dạng tiêu xương hàm phổ biến

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang:
  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc:
  • Tiêu xương khu vực xoang:
  • Tiêu xương toàn bộ mặt:
  • Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng:

4. Những ảnh hưởng của tiêu xương hàm.

Tiêu xương hàm được xem là một trong những hậu quả nặng nề và nghiêm trọng nhất của việc mất răng, gây nên các biến chứng như: 

  • Về sức khỏe: làm cho số lượng xương bị tiêu đi một cách đáng kể và dẫn đến tình trạng tụt nướu. Khi đó, vi khuẩn sẽ được tạo cơ hội để phát triển và tấn công vào trong răng, gây đau nhức hoặc các bệnh lý về răng miệng;

Những ảnh hưởng của tiêu xương hàm.

  • Về chức năng ăn nhai: hiện tượng tiêu xương hàm không chỉ khiến các răng đối đỉnh hoặc liền kề đổ về các răng bị mất mà đồng thời còn khiến cho khớp cắn bị lệch và chức năng ăn nhai cũng bị suy giảm, các răng còn lại trên cung hàm cũng bị lung lay và dễ rụng hơn;
  • Về chức năng thẩm mỹ: tiêu xương hàm gây nên tình trạng mất cân đối cấu trúc khuôn mặt, da bị chùng xuống và má bị hóp vào trong, khiến cho khuôn mặt trở nên thiếu sức sống, thậm chí nếu như hiện tượng tiêu xương răng đã ở mức độ nặng còn làm cho gương mặt trở nên biến dạng;
  • Về quá trình điều trị: số lượng xương hàm ngày càng giảm gây khó khăn trong suốt quá trình điều trị mất răng, ngoài ra với những trường hợp sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ thì cần phải thay mới chỉ sau một thời gian ngắn.

Xem thêm: Tiêu xương điều trị như thế nào? Bao nhiêu tiền? Làm ở đâu tốt

5. Cần làm gì để hạn chế tình trạng tiêu xương hàm?

Để có thể hạn chế tình trạng tiêu xương hàm cũng như ngăn chặn một cách kịp thời sự phát triển của các bệnh lý về răng miệng dẫn đến các hiện tượng tiêu xương như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…bạn nên có một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý và khoa học như sau: 

vệ sinh răng miệng

  • Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với bàn chải có đầu lông mềm;
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/ lần hoặc thay khi bàn chải đã có dấu hiệu bị tòe;
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là ở trong các kẽ răng với những mảng bám mà bàn chải không thể lấy đi được;
  • Hạn chế các thực phẩm có nhiều tinh bột, đường hoặc chất béo như bánh ngọt, các thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán,…để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, chất xơ và vitamin như rau, củ, quả,…làm cho răng chắc khỏe hơn;
  • Khám răng định kỳ tại nha khoa 3 – 6 tháng/ lần để bác sĩ có thể cạo vôi răng và theo dõi tình trạng của răng, kịp thời điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng nếu có.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng tiêu xương hàm cũng như những vấn đề liên quan. Nếu đang gặp phải tình trạng này hoặc các bệnh lý liên quan đến răng miệng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Tấm Dentist theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ một cách tận tình nhất:

Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt Tấm Dentist

Hotline: 0966 080 638

Địa chỉ: CN 1: Số 3B Thi Sách, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

  CN 2: Số 98 Hoàng Trọng Mậu, Khu đô thị Him Lam, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Trường hợp nào phải ghép xương răng? Chi phí bao nhiêu

Đánh giá post
20 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 14 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ