Răng sâu phải điều trị thế nào để dứt điểm?

Người xưa hay nói rằng: “Cái răng cái tóc là góc con người” để thấy được tầm quan trọng của răng miệng. Nhưng hiện nay, không ít người đang phải đối mặt với những bệnh lý răng miệng, trong đó có răng sâu. Vậy có phương pháp nào trị dứt điểm tình trạng răng sâu hay không? Cụ thể là phương pháp nào có thể áp dụng được thì cùng khám phá trong bài chia sẻ dưới đây của Tấm Dentist nhé!

1. Thế nào là răng sâu và cách phát hiện tình trạng răng sâu

Sâu răng là hiện tượng mô cứng bị tiêu hủy và răng bị tổn thương do sự tác động của các vi khuẩn gây hại khiến quá trình hủy khoáng xảy ra và hình thành nên những lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Đây là một bệnh lý mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong trường hợp răng sâu quá lâu nhưng không được tiếp nhận bất kỳ liệu pháp điều trị nào thì bệnh có thể tiến triển xấu và để lại hậu quả khôn lường cho người bệnh. 

răng sâu

Sâu răng có thể nhận biết rất dễ chỉ thông qua quan sát với những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Phần men và ngà răng xuất hiện những lỗ sâu từ nhỏ tới lớn cho thấy rằng răng đang có sự thương tổn nhất định. 
  • Chảy máu nướu khi đánh răng hoặc sử dụng các loại chỉ nha khoa khi làm sạch sau khi ăn uống. Nướu có dấu hiệu sưng và tạo cảm giác căng tức khó chịu khi nhai hoặc có sự tác động. 
  • Thức ăn khi vô tình nhét vô lỗ sâu khiến răng chảy máu và cảm giác ê buốt mỗi khi ăn các thực phẩm lạnh, nóng hoặc quá ngọt.
  • Hơi thở có mùi khó chịu vì thức ăn bám vào kẽ răng thời gian lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại cho răng. 
  • Răng dưới sự tác động bất lợi của vi khuẩn gây hại nên bị mòn lớp ngà răng nên dây thần kinh xung quanh đó chịu những ảnh hưởng nhất định. 

2. Nguyên nhân gây sâu răng

Răng sâu do nhiều những nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là do răng bị tấn công bởi vi khuẩn tạo axit bắt nguồn từ:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ càng nên khiến những mảng bám thức ăn dư thừa sót lại trong khoang miệng. Những mảng bám ấy sẽ luồn lách sâu vào kẽ răng và tạo một môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn có hại trú ngụ và gây bệnh lý về răng. Cách đánh răng, loại bàn chải được sử dụng hoặc tần suất vệ sinh răng miệng quá ít cũng sẽ tạo những điều kiện tốt cho vi khuẩn để phát triển. 

nguyên nhân gây sâu răng

  • Những loại đồ ăn ngọt với hàm lượng đường cao như kẹo, socola, kem… dễ để lại những mảng bám cứng đầu với lượng axit gây hại cao nên khiến răng bị sâu tấn công. 
  • Một chức năng bất ngờ của nước bọt mà có thể rất ít người biết đó việc nước bọt hỗ trợ tốt cho quá trình làm sạch mảng bám trên răng. Việc hàm lượng nước bọt tiết ra quá khan hiếm cũng khiến người bệnh bị khô miệng và vi khuẩn có thể sinh sôi từ những mảng bám không được loại bỏ đó.
  • Vi khuẩn dễ bám vào chân răng, thu hút vi khuẩn tới tập trung tại đó vì răng bị mẻ, nứt hoặc yếu. 
  • Tình trạng nướu tuột khỏi hàm khiến chân răng lộ ra và trở thành món ăn béo bở cho lũ vi khuẩn nguy hiểm. 

3. Răng sâu liệu có để lại những biến chứng nguy hiểm?

Theo những chuyên gia nhà Tấm Dentist nhận định, sâu răng không thể tự hết nếu không có sự tác động để ngăn cản sự phát triển thêm của vi khuẩn. Khi sâu răng không được điều trị theo phác đồ thích hợp dễ để lại hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Sức khỏe vùng răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sâu sẽ phá hủy cấu trúc ban đầu của răng khiến răng yếu hơn và dễ đau nhức. Nguy hiểm hơn là người bệnh có để đối diện với nguy cơ mất hay các bệnh lý khác như viêm tủy, chết dây thần kinh, hoạt tử…

răng sâu gây biến chứng

  • Những chấm đen hay lỗ nhỏ xuất hiện trên răng khiến răng bị xỉn màu và thậm chí làm hơi thở có mùi khó chịu. Đây sẽ là một cản trở lớn cho người bệnh khi cần tham gia các hoạt động giao tiếp hàng ngày hay trong công việc. 
  • Những cơn ê buốt, đau, cảm giác khó chịu sẽ tác động rất lớn tới tinh thần của người bệnh. Hơn thế nữa, việc ăn uống, ngủ nghỉ và chức năng ăn nhai của răng cũng sẽ chịu những tác động nghiêm trọng. 
  • Viêm tủy và hoại tử là những hệ lụy nghiêm trọng nhất mà người bị sâu răng có thể gặp phải nếu như tình trạng này không được xử lý sau một thời gian quá dài. Mức độ nhiễm trùng vùng răng tăng cao sẽ gây nhiễm trùng máu và có thể dẫn tới mất mạng. 
  • Người bệnh hoàn toàn có thể ý thức được sự tồn tại của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi đó, điều cần thiết mà bệnh nhân nên là đó là tới cơ sở thăm khám để xử lý khi tình trạng răng sâu vẫn ở mức nhẹ và dễ dàng kiểm soát.

4. Phương pháp điều trị nào nên được áp dụng để giải quyết dứt điểm sâu 

Trên thực tế, có rất nhiều những phương pháp hiệu quả có thể trị dứt điểm sâu răng và chia làm hai hướng chính: điều trị tại nhà và điều trị tại phòng khám nha khoa.

Đối với điều trị tại nhà thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tìm được những nguyên liệu có tác dụng tốt trong điều trị sâu răng như lá bàng, lá ổi, lá tía tô… hay đơn giản là thay đổi thói quen vệ sinh, loại bàn chải hoặc loại kem đánh răng có tác dụng điều trị và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ưu điểm của các cách trị sâu răng tại nhà đó là tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sâu răng nặng, thì những phương pháp điều trị tại nhà không mang lại quá nhiều hiệu quả. Do đó, bệnh nhân vẫn cần phải được tiếp cận với những phương án điều trị triệt để và chuyên sâu hơn.

Phương pháp điều trị

Một số cách điều trị chuyên sâu mà các phòng khám nha khoa hay áp dụng trong điều trị răng sâu đó là:

  • Sử dụng thuốc giảm đau và hạn chế triệu chứng đau nhức, viêm do sâu răng gây ra. Thuốc kháng sinh được xem là loại thuốc phổ biến được sử dụng với đa dạng loại và chức năng điều trị khác nhau. Amoxicillin, tetracycline, doxycyclin, spiramycin…. là tên những loại thuốc kháng sinh có thể kết hợp với metronidazol hỗ trợ giảm viêm, đau. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ uy tín, có kinh nghiệm. 
  • Trám răng cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh và nha sĩ khi xử lý tình trạng sâu răng. Hai phương pháp trám răng phổ biến là trám thường và trám thẩm mỹ phù hợp với nhiều những yêu cầu của đa dạng khách hàng khác nhau. Xi măng silicat, amalgam, sứ…. là những vật liệu chính thường được sử dụng trong điều trị sâu răng bằng phương pháp trám. 
  • Tuy nhiên, nếu mức độ sâu răng đã có tác động đến khu vực tủy và nguy cơ mang lại những biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ răng đó để tránh ảnh hưởng tới những chiếc răng lân cận. Sau khi nhổ thì bệnh nhân cần trồng lại răng sớm nhất có thể để tránh tình trạng tiêu xương hàm. Phương pháp cấy implant hiện tại là phương pháp phục hình răng mất, mẻ… được nhiều khách hàng ưu thích sử dụng. 

Xem thêm: Răng bị sâu đen phải làm sao để trắng lên?

5. Địa chỉ điều trị răng sâu uy tín 

Tấm Dentist tự hào là phòng khám nha khoa cung cấp dịch vụ xử lý răng sâu uy tín trong khu vực. Khách hàng có thể yên tâm để đặt niềm tin vào chúng tôi vì Tấm Dentist sở hữu đội ngũ bác sĩ lành nghề dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Chúng tôi hứa hẹn mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, an toàn nhất với mức chi phí phải chăng.  

Tấm Dentist

Hy vọng bài viết dưới đây của Tấm Dentist sẽ cung cấp thêm kiến thức về răng sâu cho bạn nhé!

Xem thêm: Hàn răng sâu giữ được trong bao lâu? Giá bao nhiêu

Đánh giá post
02 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 13 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO