Răng quặp là răng như thế nào? Cách khắc phục răng quặp

 

Răng quặp là một tình trạng về răng miệng hiếm gặp, khiến cho những người gặp phải vô cùng mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Vậy răng quặp là răng như thế nào? Có thể khắc phục được không? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

1. Răng quặp là răng như thế nào? Nguyên nhân gây nên răng quặp?

Răng quặp là tình trạng mà nhóm răng cửa ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc theo hướng cụp vào bên trong so với hàm đối diện. Đây được xem là một dạng sai lệch về khớp cắn khá nghiêm trọng, thường xảy ra với 2 trường hợp: răng quặp ở hàm dưới ( răng hô ) và răng quặp ở hàm trên ( răng móm ). Ngoài ra, vẫn còn những trường hợp răng quặp ở một hoặc nhiều răng trên cung hàm trong khi các răng còn lại vẫn thẳng đều.

Răng quặp là răng như thế nào

Tình trạng răng quặp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Do các thói quen xấu: răng quặp có thể được hình thành từ những thói quen xấu trong cuộc sống hay sinh hoạt hàng ngày như mút tay, nghiến răng, bặm môi trên quá nhiều,..;
  • Do di truyền, bẩm sinh: tình trạng răng quặp cũng có thể liên quan đến di truyền trong gia đình từ thế hệ bố mẹ, hoặc bắt nguồn từ các vấn đề phát triển bẩm sinh khiến cho xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên và ngược lại.

2. Những ảnh hưởng của răng quặp.

Thông thường, tình trạng răng quặp sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên lại có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề thẩm mỹ cũng như các bệnh lý về răng miệng: 

Những ảnh hưởng của răng quặp.

  • Gây mất thẩm mỹ: khi răng bị quặp vào trong sẽ làm cho tổng quan khuôn mặt trở nên mất cân đối, hài hòa do cằm và môi bị kéo lùi vào trong, từ đó cũng sẽ làm giảm đi vẻ đẹp của nụ cười cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày;
  • Tăng khả năng mắc các bệnh lý về răng miệng: theo đánh giá từ các chuyên gia, những người gặp tình trạng răng quặp sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng cao hơn so với những người bình thường. Khi răng hàm trên mọc hướng vào trong sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn bám vào, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, từ đó vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển và dễ gây nên các bệnh lý về răng miệng;
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: khi gặp phải hiện tượng răng quặp, do hai hàm không còn được sát khít và đối xứng nhau, khớp cắn cũng sẽ trở nên lệch lạc vì vậy khiến cho chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm. Nếu như hiện tượng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tiêu hóa thức ăn, đồng thời làm tăng khả năng mắc các bệnh như đái tháo đường, đau dạ dày,…

Xem thêm: Niềng răng trả góp ở đâu giá rẻ mà uy tín? Tìm hiểu ngay

3. Cách khắc phục răng quặp.

  • Phương pháp bọc răng sứ: với phương pháp bọc sứ cho răng quặp, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt một phần răng thật, sau đó thực hiện lắp mão sứ có kích thước và màu sắc phù hợp lên trên. Phương pháp này sẽ đem đến một hàm răng đều đẹp trong khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng được với những trường hợp răng quặp ở mức độ nhẹ;

Cách khắc phục răng quặp.

  • Phương pháp niềng răng: nếu như tình trạng răng quặp vào trong xảy ra hoàn toàn do hướng mọc của răng thì người bệnh có thể thực hiện niềng răng để có thể dịch chuyển răng về đúng vị trí trên khung hàm, tuy nhiên quá trình niềng răng quặp diễn ra sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với niềng răng hô hay răng móm, răng mọc lệch,…Với phương pháp này sẽ giúp cho răng thật được bảo tồn đồng thời đảm bảo được một hàm răng đều đặn, có sức nhai tốt; 
  • Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình: phương pháp này được thực hiện khi xương hàm đã phát triển quá mức. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ các xương hàm phát triển một cách đột biến đồng thời thực hiện tinh chỉnh bằng nhiều kỹ thuật phức tạp để có thể đem đến một khuôn mặt cân đối, hài hòa, có tính thẩm mỹ cao. 

 

Răng quặp là tình trạng khá phổ biến hiện nay và hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ vào sự can thiệp của các giải pháp nha khoa. Nếu như còn thắc mắc hay băn khoăn về tình trạng này, hãy gọi ngay đến Hotline 0966 080 638 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Tấm Dentist để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhiệt tình nhất!

Xem thêm: Nắn chỉnh răng áp dụng cho trường hợp nào? Giá bao nhiêu

Đánh giá post
07 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 32 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ