Răng khôn thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm vì thế rất khó để vệ sinh dẫn đến tình trạng sâu răng. Vậy răng khôn bị sâu phải làm thế nào? Có nhổ ngay được không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn (còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường độ tuổi mọc răng này là từ 17 đến 25. Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng mà lại gây ra nhiều phiền toái. Nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ răng khôn hay nhổ.
Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
2. Các loại răng khôn phổ biến
Răng khôn mọc kẹt về phía gần
Đây là tình trạng hay gặp nhất của răng khôn mọc lệch. Ở trường hợp này trục của răng nghiêng về phía trước (về phía răng số 7) một góc khoảng 45 độ.
Quan sát sẽ thấy chiếc răng này vẫn mọc trồi lên trên nướu nhưng tì vào răng số 7 bên cạnh gây chèn ép và nếu để lâu dài có thể dẫn đến tình trạng xô lệch toàn hàm.
Răng khôn mọc kẹt theo chiều thẳng đứng
Khi đó, răng mọc thẳng nhưng lại đau nhức, khó chịu do thân răng quá to. Một vài trường hợp khác, răng mọc tương đối thẳng, tuy nhiên, kẽ răng không chuẩn làm thức ăn bị giắt ở kẽ răng số 7 và số 8. Vì thế dễ dàng dẫn đến tình trạng hôi miệng, viêm lợi ảnh hưởng đến nha chu. Lâu dài sẽ dẫn tới biến chứng sâu răng.
Răng mọc kẹt nghiêng về phía sau
Thường xảy ra ở răng hàm dưới, hay còn gọi là răng khôn hàm dưới lệch xa. Các trường hợp này, bác sĩ cũng khuyến cáo nhổ sớm. Nếu để càng lâu càng dễ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Răng mọc kẹt nằm ngang
Răng mọc theo hướng nằm ngang trên bề mặt răng tạo góc 90 độ với răng số 7. Đối với trường hợp này đa số răng sẽ mọc ngầm dưới xương hàm nên chỉ nhìn thấy khi chụp Xquang toàn hàm. Khi răng phát triển sẽ đâm ngang vào răng bên cạnh. Để lâu ngày rất nguy hiểm, dễ gây nang quanh răng dẫn đến u nang, thậm chí là hỏng chân răng số 7.
Răng mọc kẹt trong niêm mạc miệng
Là hiện tượng răng bị lợi che phủ (lợi trùm). Biến chứng lợi trùm răng khôn xảy ra khi một vạt nướu đè lên phía trên khiến răng khôn không thể trồi hẳn lên được. Tại vùng lợi bị răng khôn kích thích sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy dẫn đến bệnh viêm lợi trùm.
Răng mọc kẹt trong xương hàm
Là trường hợp răng khôn bị xương hàm bọc kín, không thể thoát ra ngoài được. Do đó thường khó phát hiện đa phần phải nhờ vào sự can thiệp của chụp phim Xquang mới có thể phát hiện ra. Răng khôn mọc sai vị trí, mọc lệch hoặc ngầm thường kèm theo các triệu chứng sưng lợi, nướu, đau buốt và cứng hàm.

3. Răng khôn bị sâu phải làm thế nào? Có nhổ ngay được không?
Sâu răng khôn hàm trên
Tùy theo vị trí mọc của răng khôn hàm trên và mức độ nguy hiểm mà các bác sĩ sẽ quyết định có cần thiết phải nhổ bỏ hay không. Nếu như răng khôn thuộc chủng mọc ngầm hay mọc lệch sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe và việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Đặc biệt trong trường hợp răng khôn hàm trên bị sâu, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các răng bên cạnh. Nguy hiểm hơn, răng số 7 có thể bị mất bởi biến chứng của răng khôn này.
Răng khôn hàm dưới
Cũng giống như răng khôn hàm trên, nếu răng khôn hàm dưới bị sâu, cũng cần phải can thiệp nhổ sớm nhất có thể. Tuy nhiên, thủ thuật thực hiện quá trình nhổ răng rất phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao của bác sĩ. Đặc biệt, nếu răng khôn hàm dưới mọc ngầm, mọc lệch thì khi thực hiện tiểu phẫu cần bác sĩ cần có chuyên môn cao để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn diễn ra một cách suôn sẻ nhất.
Xem thêm: Răng khôn mọc ngang có phải nhổ không? Chi phí bao nhiêu
4. Những lưu ý cần biết sau khi nhổ răng khôn
Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi nhổ răng cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ để huyệt ổ răng lành thương và cầm máu ổn định. Do đó cần có kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày đảm bảo một sức khoẻ tốt nhất để cơ thể có thể bình phục nhanh.
Giảm sưng bằng cách chườm lạnh: Sưng sau nhổ răng là khá phổ biến, cần thường xuyên chườm đá lạnh liên tục để giảm bớt sưng đến khi ổn định. Cách làm này được đa số những người nhổ răng khôn áp dụng về tính hiệu qủa mà nó mang lại.
Giảm đau bằng cách uống thuốc: Thường sau khi hết thuốc tê sẽ gây đau huyệt ổ răng, thuốc giảm đau là vô cùng hữu hiệu trong các trường hợp này. Cần uống theo sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng hợp lí với từng trường hợp. Không tự ý mua thuốc ngoài đơn vì điều này có thể mang lại nhiều rủi ro cho quá trình hồi phục.
Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn lỏng, ăn nguội, không ăn đồ cứng, không mút chíp, khạc nhổ sau nhổ răng là những lưu ý vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng và gây ảnh hưởng vào vết mới mổ. Một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bạn có đủ sức đề kháng, sức khoẻ nhanh chóng lành vết thương trở về trạng thái bình thường.
Sau khi đọc bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết mình phải làm gì khi bị sâu răng khôn. Hãy tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để quá trình nhổ răng khôn diễn ra thuận lợi, an toàn nhất nhé. Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín nào thì hãy ghé Tấm Dentist để được tư vấn nhiệt tình về phương pháp nhổ răng khôn phù hợp nhất nhé.
Xem thêm: Mọc răng khôn đau mấy ngày? Khi nào thì cần nhổ?