Răng khểnh thường được gọi là chiếc răng tạo nét duyên dáng, khiến cho nụ cười tươi tắn, thu hút với mọi người hơn. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng, răng khểnh khiến hàm răng không đều, gây mất thẩm mỹ về mặt nha khoa. Vậy nên, có nên niềng răng khểnh không, quy trình niềng răng khểnh thế nào vẫn là dấu hỏi được quan tâm. Cùng Tấm Dentist tìm hiểu câu trả lời dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Răng khểnh là gì?
Răng khểnh thực ra là răng nanh số 3 trên cung hàm, trong quá trình phát triển mọc răng vĩnh viễn thì răng mọc hướng lên trên hoặc mọc lệch lạc vị trí ra khỏi hàm. Thông thường vị trí răng khểnh hay mọc ở một trong hai trường hợp sau: răng khểnh mọc 1 bên và răng khểnh mọc cả 2 bên.
2. Có nên niềng răng khểnh không?
Trên thực tế thì có nên niềng răng khểnh hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định. Trường hợp mà chiếc răng khểnh của bạn khiến cho nụ cười bạn trở nên duyên dáng, thì bạn nên giữ lại
Ngược lại nếu răng khểnh của bạn bị mọc trên cung hàm nhô ra quá mức, không có tỉ lệ với những chiếc răng còn lại làm mất sự cân đối thì bạn nên tiến hành niềng răng, bởi một số lý do dưới đây:
- Răng mọc lệch, không có tỉ lệ với những răng còn lại sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến cho khuôn mặt mất cân đối, bị lệch.
- Khi răng mọc lệch sẽ làm mất tính cân đối giữa hai hàm răng là hàm trên và hàm dưới, khiến sai khớp cắn gây bất lợi nghiền nát thức ăn trong việc ăn uống hàng ngày.
- Khi ăn vụn thức ăn sẽ còn sót lại trong các kẽ răng, nếu vệ sinh không cẩn thận kỹ càng thì nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng là khá cao như sâu răng, viêm nướu.
Việc niềng răng khểnh sẽ khiến cho khuôn mặt bạn được thay đổi hoàn toàn, cân đối hài hòa hơn. Hơn nữa sẽ cải thiện được chức năng nahi sau khi niềng răng, không gây các bệnh về đường tiêu hóa
3. Quy trình niềng răng khểnh diễn ra như nào?
Sự thành công trong một ca điều trị về niềng răng thì có nhiều yếu tố quyết định, trong đó có quy trình niềng răng giữ một vai trò then chốt. Các bước sẽ được trình bày như dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng miệng
Trước khi tiến hành điều trị, thì bạn sẽ đến trực tiếp phòng khám để được các bác sĩ khám và tư vấn chính xác về mức độ lệch của răng. Nếu mà răng khểnh mọc nhiều, mọc lung tung thì cần loại bỏ.
Đặc biệt trường hợp mà bạn bị mắc các bệnh về sâu răng như viêm nha chu, sâu răng thì bạn cần xử lý, vệ sinh sạch sẽ răng miệng nhằm đạt kết quả cao khi niềng răng.
Bước 2: Tư vấn lộ trình điều trị
Sau khi tiến hành chụp ảnh X-quang thì bác sĩ sẽ đọc và tư vấn phương pháp niềng năng nào là phù hợp. Khi nhận hình ảnh cụ thể thì bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình rõ ràng từng thời điểm làm gì để bạn định hướng chính xác được, cũng phần nào yên tâm hơn.
Bước 3: Khí cụ niềng răng được gắn lên
Đến bước này là bước quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng. Giai đoạn đầu này đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, họ sẽ giúp bạn gắn mắc cài răng và điều chỉnh sao cho ôm khít với răng vừa vặn nhất.
Bước 4: Định hình răng
Thời gian đầu sau khi niềng răng sau 1-2 ngày, bạn sẽ có cảm giác bị đau, ê buốt do có lực kéo vào răng, bị vướng do mắc cài tiếp xúc với má và lưỡi. Nhưng bạn yên tâm, đừng lo lắng quá bởi đó là tình trạng bình thường. Nếu bị đau đớn quá thì bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để làm dịu lại, cảm giác này sẽ không còn xuất hiện sau 1 tuần.
Trường hợp răng khểnh của bạn cần nhỏ bỏ thì quá trình định hình răng cũng không đơn giản. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha bằng xoắn ốc để giữ chặt hàm. Tiếp đó bác sĩ sẽ đưa chun vào kẽ răng để kéo răng về đúng vị trí như mong muốn.
Bước 5: Khám định kỳ
Khi bạn điều trị thì việc khám định kỳ theo lịch của bác sĩ là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình niềng răng có diễn ra như đúng lộ trình không, nếu gặp sự cố gì thì có thể kịp thời xử lý sao cho kết quả tối ưu hoàn mỹ nhất.
4. Niềng răng khểnh mất bao nhiêu lâu
Thông thường thời gian niềng răng khểnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng. Ở độ tuổi vị thành niên quá trình sẽ diễn ra dễ dàng hơn so với người độ tuổi trưởng thành. Do giai đoạn này răng phát triển, hàm vẫn chưa cứng dễ uốn nắn chỉnh về đúng vị trí như yêu cầu.
Phương pháp niềng răng cũng ảnh hưởng đến việc niềng răng khểnh ngắn hay dài. Thường một ca niềng răng sẽ diễn ra từ 1 đến 3 năm, việc sử dụng các loại phương pháp niềng răng kiểu mới như khay niềng trong suốt hay mắc cài tự đóng sẽ nhanh hơn mắc cài kim loại
Vậy để biết chính xác được thời gian niềng răng khểnh bao nhiêu lâu, bạn có thể đến cơ sở uy tín để được y bác sĩ tư vấn và đưa ra con số cụ thể hơn nhé.
Xem thêm: 5 lý do niềng răng Invisalign là phương pháp niềng cao cấp có chi phí đắt đỏ nhất
5. Những chú ý gì khi niềng răng khểnh
- Sau khi niềng răng khểnh bạn nên hạn chế đồ ăn quá dai, cứng như kẹo ngọt, kẹo cao su,.. Nó sẽ dễ dính vào răng và rất khó vệ sinh sạch sẽ răng miệng
- Ưu tiên lưạ chọn những đồ ăn mềm, dễ ăn như súp, cháo, rau xanh và bổ sung thêm canxi như sữa, trứng…. để giúp răng chắc khỏe hơn.
- Khi ăn thì vụn thức ăn sẽ vướng vào kẽ răng, bạn không nên sử dụng tăm xỉa thông thường mà dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để răng miệng sạch sẽ, tránh bị những bệnh lý về răng như viêm nướu, sâu răng…
- Tái khám định kỳ đúng như lịch của bác sĩ. Nếu có sự cố nào về răng thì cần gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều chỉnh.
Niềng răng khểnh là một quá trình gian nan và vất vả đòi hỏi sự kiên trì bên bỉ. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ hữu ích với bạn để tham khảo quyết định trước khi niềng răng. Chúc bạn có một hàm răng đều đẹp nhé.
Xem thêm: Niềng răng khểnh có tác hại gì không? Giá bao nhiêu