Cùng với trồng răng implant và làm cầu răng sứ, răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp trồng răng phổ biến trong nha khoa. Là phương pháp có giá thành khá tiết kiệm, liệu răng giả tháo lắp có thật mang lại hiệu quả hay không? Có tốt như mong đợi hay không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc tại bài viết này!
Nội dung bài viết
1. Răng giả tháo lắp là gì? Có mấy loại răng giả tháo lắp?
Răng giả tháo lắp hay hàm giả tháo lắp là một trong những phương pháp nha khoa nhằm phục hình lại một hay nhiều răng đã bị mất. Cấu tạo của một hàm răng giả tháo lắp thường bao gồm 2 phần: khung răng và răng giả. Phần khung răng thường được cấu tạo từ nhựa, kim loại và các ốc vít và được thiết kế ôm sát với cung hàm thật của bệnh nhân nhằm chức năng nâng đỡ và tạo hình cung răng. Phần răng giả được cấu tạo từ nhựa dẻo hoặc sứ, gắn liền với khung răng để có thể thay thế các răng đã mất.
Hiện nay, trong nha khoa xuất hiện 3 loại răng giả tháo lắp phổ biến nhất: răng giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, răng giả tháo lắp bằng khung kim loại và răng giả tháo lắp trên trụ implant. Với mỗi tình trạng răng khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn để khách hàng có thể lựa chọn được loại răng giả tháo lắp phù hợp.
2. Ưu điểm và nhược điểm của răng giả tháo lắp.
2.1. Ưu điểm.
- Tiết kiệm chi phí: trong tất cả các phương pháp phục hình răng hiện nay như làm cầu răng sứ, hàm răng giả tháo lắp hay cấy ghép implant, thì làm răng giả tháo lắp là phương pháp có chi phí tiết kiệm nhất bởi đã xuất hiện từ lâu đời, trở nên khá cổ điển và thường được áp dụng phổ biến ở người lớn tuổi vì có cấu tạo tách rời với cung hàm răng thật;
- Chất liệu an toàn: răng giả tháo lắp được cấu tạo từ các chất liệu chủ yếu thông dụng trong nha khoa như sứ, titan, nhựa,…Những chất liệu này đều đã được kiểm định về chất lượng, đảm bảo sự an toàn cho miệng, lành tính đối với cơ thể và hoàn toàn không gây kích ứng cho môi hoặc nướu;
- Có tính thẩm mỹ: răng giả tháo lắp do có thiết kế với màu sắc gần như giống với răng thật, do đó đảm bảo được cho người sử dụng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, với những người lớn tuổi bị móm hay bị mất nhiều răng, việc sử dụng răng giả tháo lắp còn có công dụng trong việc hỗ trợ khả năng phát âm, giúp cho việc giao tiếp hàng ngày trở nên dễ dàng hơn;
- Đảm bảo vệ sinh: khi sử dụng răng giả tháo lắp, người dùng hoàn toàn có thể tháo ra và lắp vào một cách dễ dàng để chủ động hơn trong quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nhờ vậy mà việc bảo vệ hay ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng cũng được đảm bảo hơn.
2.2. Nhược điểm.
- Hạn chế về khả năng ăn nhai: răng giả tháo lắp mặc dù được thiết kế ôm sát với khung răng thật, tuy nhiên sau một thời gian sẽ dần trở nên lỏng lẻo, gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho miệng và rất dễ rơi trong khi ăn uống. Không những vậy, với phương pháp răng giả tháo lắp còn đòi hỏi người sử dụng phải vệ sinh thật kỹ càng để có thể bảo vệ tuổi thọ của răng cũng như sức khỏe răng miệng;
- Có thể gây ra biến chứng: sau một thời gian dài sử dụng răng giả tháo lắp có thể gây nên tình trạng tổn thương nướu nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm, tụt lợi khiến cho người dùng bị lão hóa sớm hoặc bị hóp má gây mất đi tính thẩm mỹ;
- Tuổi thọ không cao: thông thường, với phương pháp răng giả tháo lắp chỉ có tuổi thọ trung bình từ 3 – 5 năm. Sau đó, người dùng bắt buộc phải thay thế bởi khung hàm tháo lắp mới.
3. Những trường hợp nào nên sử dụng răng giả tháo lắp?
Răng giả tháo lắp là phương pháp được chỉ định thực hiện với những trường hợp sau đây:
- Những người lớn tuổi mất nhiều răng trên cùng một khung hàm hoặc mất cả hàm răng;
- Mất nhiều răng nhưng không muốn thực hiện các phương pháp trồng răng implant hoặc cầu răng sứ;
- Các trường hợp mất nhiều răng nhưng có cấu trúc xương hàm không đủ khỏe để thực hiện cấy ghép implant hoặc các răng bên không thể sử dụng để làm trụ cho cầu răng sứ.
4. Răng giả tháo lắp giá bao nhiêu?
Chi phí luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với khách hàng trước khi quyết định thực hiện. Với kỹ thuật răng giả tháo lắp, tùy thuộc vào chất liệu của loại răng giả bạn lựa chọn mà mức chi phí sẽ khác nhau:
- Với răng giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, phụ thuộc vào số lượng răng bị mất cũng như loại răng giả mà bạn lựa chọn để phục hình mà mức giá sẽ chênh lệch khác nhau, nằm trong khoảng từ 1 – 10 triệu đồng/ hàm;
- Với răng giả tháo lắp bằng kim loại, nếu như chất liệu bạn lựa chọn để phục hình trên khung kim loại là răng sứ, thì chi phí sẽ dao động khoảng từ 3 – 15 triệu đồng/ hàm
- Với răng giả tháo lắp trên trụ implant, tương tự như răng giả tháo lắp bằng nhựa dẻo, chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng răng đã mất và loại hàm mà bạn lựa chọn, dao động từ 10 – 30 triệu đồng/ hàm.
Xem thêm: Răng cấm là gì? Răng cấm có khác gì răng khôn
5. Những lưu ý khi sử dụng răng giả tháo lắp.
Để có thể đảm bảo hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của răng giả tháo lắp cũng như để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khách hàng cần chú ý đến những điều sau khi sử dụng răng giả tháo lắp:
- Cần thực hiện và duy trì việc vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày;
- Kết hợp vệ sinh răng giả cùng với vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng;
- Trước khi đi ngủ nên tháo hàm răng giả ra và ngâm trong trong dung dịch nước muối loãng hoặc giấm;
- Trách để hàm răng giả bị va chạm mạnh hoặc các tác động mạnh trực tiếp;
- Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các thực phẩm quá dai hoặc quá cứng.
Răng giả tháo lắp có thể nói là phương pháp phục hình răng tiết kiệm chi phí nhất, mang nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên vẫn không thể ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm. Do đó, để có thể hạn chế tình trạng tiêu xương tụt lợi, khách hàng nên tham khảo thêm các phương pháp trồng răng khác để có thể đảm bảo được sức khỏe ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt một cách tốt nhất!
Xem thêm: Răng bị mẻ có chữa được không? Cách các điều trị răng bị mẻ