Răng cửa gồm những răng nào? Cách chăm sóc răng cửa tốt

Răng cửa là những răng nằm ở ngay phía trước của cung hàm. Giống như những chiếc răng khác trên cung hàm, răng cửa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về các chức năng ăn nhai, phát âm và tính thẩm mỹ. Vậy cần chăm sóc răng cửa như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời tại bài viết này nhé!

1. Răng cửa gồm những răng nào? Đặc điểm của răng cửa.

Răng cửa là những chiếc răng phẳng, rộng, nằm ở vị trí chính giữa của cung hàm, thẳng với nhân trung và sống mũi. Một người bình thường sẽ có đầy đủ 8 chiếc răng cửa, bao gồm 4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới. Thông thường, các răng cửa sẽ được xếp thẳng hàng và ngay ngắn để tạo nên một cung hàm tròn đẹp. Trong đó, răng cửa chính giữa của hàm trên sẽ to hơn so với các răng cửa còn lại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp gặp các khuyết điểm về răng cửa gây mất thẩm mỹ, điển hình như:

Răng cửa gồm những răng nào

  • Răng cửa mọc thưa: răng cửa mọc thưa là tình trạng mà các răng cửa có những khe hở ở giữa, gây nên cảm giác tự ti cũng như dễ khiến cho thức ăn bị dắt vào trong mỗi bữa ăn;
  • Răng cửa to: răng cửa to là tình trạng các răng cửa giữa hoặc răng cửa bên có kích thước quá to so với các răng còn lại, khiến cho hàm răng bị xô lệch và làm mất thẩm mỹ của khuôn mặt. Ngoài ra, răng cửa to cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng,…;
  • Răng cửa vừa to vừa hô: khi các răng cửa có kích thước to và hô ở mức độ nhẹ sẽ được gọi là răng thỏ, tạo nên một vẻ đáng yêu và nhí nhảnh cho người sở hữu. Tuy nhiên, với những trường hợp răng to và hô ở mức độ nghiêm trọng sẽ khiến cho răng không đủ chỗ để tiếp tục mọc chìa ra phía trước, gây vướng víu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng;
  • Răng cửa lệch: với những chiếc răng cửa bị lệch, nó sẽ không thẳng với nhân trung đồng thời bị thụt vào trong hoặc bị chìa ra ngoài, không thể sắp xếp theo một vị trí nhất định để có thể tạo thành một cung hàm đều và đẹp.

2. Cách chăm sóc răng cửa tốt.

Để răng cửa cũng như cả hàm răng được khỏe mạnh, phát triển tốt và hạn chế các bệnh lý về răng miệng, cần phải có một chế độ chăm sóc răng hợp lý và khoa học. Ngoài thói quen duy trì vệ sinh răng miệng còn phải lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như các thói quen hàng ngày:

Cách chăm sóc răng cửa tốt.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày: cần thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, đặc biệt là với những bữa ăn có chứa các thực phẩm với hàm lượng đường cao kết hợp với kem đánh răng có chứa flour;
  • Thay bàn chải răng 3 tháng/ lần: thực hiện thay bàn chải răng định kỳ 3 tháng/ lần hoặc khi thấy bàn chải có dấu hiệu bị mòn; nên sử dụng các bàn chải răng có lông mềm để tránh làm tổn thương hoặc làm mòn men răng;
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để làm sạch răng: nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước hoặc nước súc miệng thay vì các loại tăm thông thường để làm sạch các mảng bám, các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng;
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa hàm lượng đường hoặc hàm lượng acid cao: các thực phẩm có chứa hàm lượng đường hoặc acid quá cao cần được hạn chế một các tối đa để tránh làm ảnh hưởng đến răng;
  • Tăng cường bổ sung rau củ quả, các thực phẩm có chứa canxi hoặc flour: trong chế độ ăn hàng ngày, nên bổ sung rau củ quả hoặc những thực phẩm có chứa canxi, flour để giúp răng cứng chắc hơn.

3. Làm gì khi răng cửa bị hư tổn hoặc bị mất?

3.1. Trường hợp răng cửa bị hư tổn.

Khi răng cửa gặp các trường hợp bị hư tổn như bị sâu, mẻ hoặc gặp chấn thương, cần sử dụng các phương pháp phù hợp như trám hoặc bọc sứ để có thể khắc phục:

Cách chăm sóc răng cửa tốt.

  • Trám răng cửa: trám răng là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, được chỉ định trong các trường hợp phục hình răng sâu, mẻ, vỡ ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, trám răng cửa cũng được áp dụng cho những trường hợp răng cửa mọc thưa với điều kiện khoảng cách giữa các kẽ hở không quá lớn để tránh tình trạng kích thước của các răng được điều trị quá chênh lệch nhau;
  • Bọc sứ cho răng cửa: với những trường hợp răng bị sâu hỏng ở mức độ nặng và ảnh hưởng trực tiếp đến tủy, người bệnh nên thực hiện bọc răng sứ để có thể bảo tồn răng. Với mão răng sứ cứng chắc sẽ giúp bảo vệ được răng thật ở bên trong, tránh khỏi các tác động và tấn công của vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại khác.

3.2. Trường hợp răng cửa bị mất.

Với những trường hợp bị mất răng cửa, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng răng khác nhau mà khách hàng có thể lựa chọn các phương pháp trồng răng khác nhau, điển hình là trồng răng bằng răng giả tháo lắp, trồng răng bằng cầu răng sứ và trồng răng bằng răng implant:

Cách chăm sóc răng cửa tốt.

  • Trồng răng cửa bằng răng giả tháo lắp: phương pháp răng giả tháo lắp thường được áp dụng với những người cao tuổi hoặc những trường hợp có điều kiện kinh tế không quá cao. Hầu hết các thành phần của răng giả tháo lắp được cấu tạo từ nhựa do đó rất dễ để có thể nhận biết và gần như không có tính thẩm mỹ;  
  • Trồng răng cửa bằng cầu răng sứ: với phương pháp sử dụng cầu răng sứ sẽ mang lại một vẻ thẩm mỹ vô cùng cao, tuy nhiên lâu dần vùng mô nướu phía dưới cầu răng sẽ bị tiêu dần do ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm, tạo nên một khoảng trống bên dưới cầu răng, làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của phương pháp này;
  • Trồng răng cửa bằng răng implant: trồng răng implant được đánh giá là phương pháp toàn diện và tối ưu nhất hiện nay trong nha khoa, bởi có cấu tạo tương tự như răng thật từ nướu đến thân răng và chân răng. Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện nay, trồng răng implant cũng là phương pháp duy nhất có thể khắc phục được hiện tượng tiêu xương hàm.

Xem thêm: Mài răng cửa có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai không?

4. Chi phí điều trị răng cửa.

  • Trồng răng cửa: chi phí của phương pháp trồng răng cửa sẽ phụ thuộc vào loại trụ implant và loại mão răng sứ mà khách hàng lựa chọn, dao động trong khoảng từ 16.000.000 – 35.000.000 đồng/ 1 trụ. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể thực hiện trồng răng với mức giá thấp hơn nếu như may mắn thực hiện trồng răng vào các chương trình ưu đãi của các nha khoa;
  • Niềng răng cửa: mức giá niềng răng cửa sẽ dao động khác nhau với từng ca niềng cũng như phương pháp niềng, thông thường chỉ với 5.000.000 – 10.000.000 đồng/ răng. Tuy nhiên, với những ca niềng răng ở mức độ phức tạp hơn, mức giá có thể sẽ cao hơn gấp nhiều lần, khoảng từ 30.000.000 – 130.000.000 đồng;
  • Bọc răng sứ: chi phí bọc răng sứ cho răng cửa sẽ phụ thuộc vào loại răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Với mức giá càng cao thì sẽ mang lại chất lượng, vẻ thẩm mỹ cũng như độ bền cao hơn. Chi phí của một ca bọc răng sứ cho răng cửa dao động khoảng từ 1.200.000 – 18.000.000 đồng/ răng.

Chi phí điều trị răng cửa.

Răng cửa cũng giống như những chiếc răng khác trong cung hàm, có chức năng và một vẻ thẩm mỹ vô cùng cao đối với tổng quan khuôn mặt. Vì vậy, để đảm bảo tốt các chức năng của răng cửa cần phải lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày. Ngoài ra, nếu như gặp các tình trạng bất thường về răng cửa, cần phải đến ngay các cơ sở nha khoa để được kiểm tra và điều trị một cách kịp thời!

Xem thêm: Răng cửa thưa có khắc phục được không? Chi phí bao nhiêu

Đánh giá post
06 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 8 lượt
Tham vấn y khoa: Tin tức

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO