Răng bị mẻ có chữa được không? Cách điều trị răng bị mẻ

Răng bị mẻ là tình trạng xảy ra khi răng gặp phải những tác động mạnh trực tiếp từ bên ngoài. Hiện tượng răng bị mẻ mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, gây mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy răng bị mẻ có chữa được không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân khiến răng bị mẻ.

Răng bị mẻ là hiện tượng xảy ra chủ yếu do các tác động mạnh từ bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp đến răng, điển hình như:

  • Các va đập từ bên ngoài làm chấn thương trực tiếp đến răng, khiến răng bị mẻ kèm theo cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu;
  • Răng cắn phải những vật cứng như đá, đũa, nắp chai,…;
  • Cơ thể thiếu khoáng chất: với những trường hợp răng bị thiếu canxi, flour hay các khoáng chất sẽ dễ khiến cho răng có nguy cơ cao bị vỡ hoặc mẻ khi nhai;
  • Người bệnh có các bệnh lý về răng miệng trước đó;
  • Hiện tượng sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị vỡ hoặc mẻ, gây nên cảm giác nhức buốt khó chịu.

Nguyên nhân khiến răng bị mẻ

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng răng bị mẻ còn có thể xảy ra khi ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng đường quá cao hoặc các thực phẩm chứa quá nhiều thành phần axit như cam, chanh, nước ngọt có gas,…khiến răng bị bào mòn và dễ bị mẻ. 

Hiện tượng răng bị mẻ thường xảy ra ở các vùng cạnh cắn hoặc phần răng cửa bởi đây là mặt trước của hàm răng nên dễ bị tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài. Khi bị mẻ sẽ khiến cho răng trở nên sắc nhọn hơn, làm cho các mô mềm trong khoang miệng dễ bị tổn thương. Hiện tượng răng bị mẻ cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có trong khoang miệng dễ dàng tấn công vào các cấu trúc bên trong răng, lâu ngày gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, nghiêm trọng hơn có thể làm mất răng.

2. Răng bị mẻ có chữa được không? Cách điều trị răng bị mẻ.

Khi răng bị mẻ không chỉ gây khó khăn trong quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ. Do đó, mặc dù tình trạng răng bị mẻ không gây đau nhức hay khó chịu, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tìm đến các nha khoa để có cách khắc phục một cách phù hợp. Hiện nay, với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hiện tượng răng bị mẻ hoàn toàn có thể được điều trị bằng những phương pháp sau: 

2.1. Trám răng.

Trám răng được đánh giá là phương pháp phục hình răng mẻ tiết kiệm thời gian và chi phí nhất so với những phương pháp khác, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng được với những trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nhẹ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện trám lại răng bị mẻ bằng cách sử dụng vật liệu Composite để đắp bên ngoài và tạo hình lại thân răng một cách thẩm mỹ nhất. Trám răng thường có chi phí khoảng 200.000 đồng/ răng, tuy nhiên độ bền không cao và miếng trám có thể dễ dàng bị bong ra chỉ sau một thời gian ngắn.

Trám răng

2.2. Bọc răng sứ.

Bọc răng sứ cũng là một trong những phương pháp phục hình răng mẻ phổ biến trong nha khoa, được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ sử dụng một mão sứ có kích thước, hình dáng và màu sắc giống hệt như răng thật để bọc bên ngoài chiếc răng bị mẻ đã được mài cùi trước đó. Bọc răng sứ không chỉ giúp cải thiện lại những chiếc răng bị sứt mẻ mà còn đem đến một hàm răng trắng sáng hoàn chỉnh, một tính thẩm mỹ vô cùng cao cùng với khả năng ăn nhai vô cùng tốt.

Bọc răng sứ

2.3. Dán sứ Veneer.

Dán sứ Veneer là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng bị mẻ hoặc mòn mặt nhai ở mức độ nhẹ. Đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi không cần phải mài nhỏ răng, không gây ê buốt và đặc biệt là đảm bảo được tính thẩm mỹ một cách tối ưu. Do đó, với những trường hợp răng bị mẻ nhẹ thì dán sứ Veneer để có thể bảo toàn răng thật chắc chắn là phương pháp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, dán sứ Veneer vẫn còn tồn tại một nhược điểm nhỏ, đó chính là mức giá thực hiện khá cao. Với một ca dán sứ Veneer cho răng mẻ có chi phí khoảng từ 6.000.000 đồng trở lên cho một mặt răng. Vì vậy, với những ai có điều kiện kinh tế không quá cao cần cân nhắc về phương pháp này.

Dán sứ Veneer

2.4. Trồng răng Implant nếu sứt mẻ nặng.

Với những chiếc răng bị vỡ lớn hay sứt mẻ quá nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, gây đau nhức trong quá trình ăn uống hàng ngày mà các phương pháp điều trị bảo tồn răng thật như trám răng hay dán sứ không thể khắc phục được, thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng đó đi và thực hiện trồng răng implant để có thể phục hình lại răng. Đây được xem là giải pháp giúp phục hình lại răng một cách toàn diện cả về thân răng và chân răng thông qua kỹ thuật ghép trụ implant có cấu tạo từ titanium vào xương hàm, sau đó tiến hành phục hình răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment. Trồng răng implant với trụ implant hoàn toàn có thể thay thế được chân răng thật, giúp khắc phục một cách hiệu quả hiện tượng tiêu xương hàm cũng như biến dạng khuôn mặt. Phương pháp này có tuổi thọ vô cùng cao, thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn nếu như có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. 

Trồng răng Implant

3. Cách chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ.

Răng bị mẻ mặc dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày cũng như làm mất đi tính thẩm mỹ cho tổng thể khuôn mặt. Do đó, để có thể hạn chế và phòng ngừa một cách tối đa hiện tượng này, cần phải có chế độ chăm sóc thật kỹ càng. Bạn có thể tham khảo các “bí kíp” dưới đây: 

Cách chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ

  • Đánh răng đúng cách: thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày theo đúng kỹ thuật với các thao tác theo đúng chuẩn chuyên gia, kết hợp với bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu. Ngoài ra, cần thực hiện thay bàn chải răng định kỳ 3 tháng/ lần hoặc khi thấy bàn chải cũ đã trở nên xơ, cứng,…;
  • Sử dụng chỉ nha khoa: sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay vì các loại tăm thông thường nhằm giúp làm sạch một cách triệt để các mảng bám còn sót lại trong các kẽ răng, tránh tạo môi trường phát triển cho các loại vi khuẩn có hại cho răng;
  • Hạn chế các thực phẩm ngọt hoặc có tính axit cao: trong chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế một cách tối đa những thực phẩm có chứa hàm lượng đường hoặc tính axit cao như bánh ngọt, chanh, nước ngọt có gas,… Ngoài ra, nếu như ăn những thực phẩm này, bạn nên uống nước hoặc súc miệng lại bằng nước lọc ngay sau đó để giảm bớt lượng đường hoặc axit còn bám lại trên răng;
  • Uống nhiều nước: thói quen uống nhiều nước không chỉ giúp rửa trôi các mảng bám và các mảnh vụn thức ăn mà còn hỗ trợ cho sự hoạt động của tuyến nước bọt.

Xem thêm: Mòn cổ chân răng là gì? Cách điều trị răng bị mòn cổ

4. Địa chỉ điều trị răng mẻ uy tín tại Hà Nội.

Điều trị răng mẻ không phải là kỹ thuật quá khó khăn, tuy nhiên khách hàng cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn một nha khoa uy tín để có thể “chọn mặt gửi vàng”. Nha khoa Tấm Dentist với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao cùng với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại bậc nhất, tự hào là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Ngoài việc điều trị răng mẻ, bạn hoàn toàn có thể đến với Tấm Dentist để điều trị các bệnh lý khác về răng miệng như sâu răng, điều trị tủy,…Nếu như có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Tấm Dentist qua hotline 0966 080 638 để được hỗ trợ một cách kịp thời!

Tấm DentistXem thêm: Hàn răng có đau không? 5 trường hợp nên hàn răng sớm nhất có thể

Đánh giá post
02 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 35 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ