Không ít người mặc dù đã thực hiện vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận nhưng vẫn gặp phải tình trạng nước bọt có mùi hôi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng nước bọt có mùi hôi là do đâu? Làm thế nào để cải thiện? Hãy cùng tìm câu trả lời tại bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây nên tình trạng nước bọt có mùi hôi.
Ở người bình thường, nước bọt thường không có mùi và được tiết ra một cách liên tục nhằm để làm sạch và khử trùng khoang miệng. Tuy nhiên, với những trường hợp nước bọt có mùi hôi làm cho hơi thở không còn được thơm mát, dẫn đến cảm giác khó chịu và tự ti trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng nước bọt có mùi hôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng chưa hiệu quả: khi các mảnh thức ăn thừa còn đọng lại trong các kẽ răng, chưa được loại bỏ một cách triệt để vô tình làm xuất hiện tình trạng nước bọt có mùi hôi. Các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sẽ tiến hành phân hủy thức ăn, kết hợp với nước bọt trong miệng tạo nên một mùi hôi khó chịu;
- Ăn thực phẩm có mùi: trong quá trình ăn uống hàng ngày, việc ăn các thực phẩm có mùi như tỏi, hành, sầu riêng,…cũng chính là nguyên nhân khiến cho nước bọt có mùi hôi. Tuy nhiên, với trường hợp này hoàn toàn có thể loại bỏ mùi hôi một cách dễ dàng bằng việc duy trì thói quen chải răng và sử dụng nước súc miệng một cách đều đặn;
- Phục hình khuôn hàm bằng răng giả hoặc răng tháo lắp: trong quá trình sử dụng răng giả hoặc răng tháo lắp để phục hình lại khuôn hàm, thức ăn sẽ dễ dàng bám vào răng khiến cho nước bọt trở nên có mùi hôi. Do đó, cần phải vệ sinh răng giả thật sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng nhằm ngăn ngừa tình trạng tổn thương niêm mạc, nướu cũng như các bệnh lý khác gây nên tình trạng hôi miệng;
- Bệnh lý về răng miệng: theo đánh giá từ các nha sĩ, hầu hết các bệnh lý về răng miệng đều dẫn đến tình trạng nước bọt có mùi hôi như răng sâu, viêm lợi ở mức độ nặng; cao răng quá dày, viêm tủy, áp xe, lợi trùm do mọc răng khôn,…Trong đó, răng sâu là một trong những nguyên nhân hàng đầu và thường gặp nhất gây nên tình trạng hôi miệng.
Xem thêm: Cạo lưỡi có tác dụng gì? Có nên cạo lưỡi hằng ngày không?
2. Các cách cải thiện nước bọt có mùi hôi hiệu quả.
Tình trạng nước bọt có mùi hôi có thể được cải thiện bằng các cách sau đây:
- Nhai kẹo cao su: việc nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa sáng làm tăng lượng nước bọt được tiết ra đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng. Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su còn giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, đem đến hơi thở thơm mát và dễ chịu
- Lựa chọn kem đánh răng chứa nhiều flour: các mảng bám còn sót lại trên răng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bọt có mùi hôi. Vì vậy, việc sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều flour là một trong những sự lựa chọn không thể bỏ qua, bởi với hàm lượng fluor cao sẽ có tác dụng đánh bay các mảng bám một cách hiệu quả và tình trạng hôi miệng cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể
- Sử dụng chanh để súc miệng: việc sử dụng chanh để súc miệng hàng ngày không chỉ giúp loại bỏ được mùi hôi của nước bọt mà còn có khả năng làm trắng răng vô cùng cao. Với lượng acid có chứa trong mỗi quả chanh sẽ có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm được tình trạng hôi miệng một cách đáng kể
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: cần hạn chế các thực phẩm có mùi, thay vào đó là ưu tiên chế độ ăn uống có nhiều rau quả như dưa chuột, táo, lê, dâu tây,…bởi các thực phẩm này có khả năng làm sạch răng vô cùng cao cũng như nâng cao sức khỏe của răng miệng;
- Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn: việc thực hiện vệ sinh răng miệng với đầy đủ các bước là điều quan trọng và cần thiết nhất để có thể làm giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý về răng miệng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng nước bọt có mùi hôi. Nếu như thực hiện theo các cách trên nhưng vẫn không mang lại hiệu quả, bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín để nhờ vào sự can thiệp của các bác sĩ để có thể chấm dứt tình trạng này, mang lại một hơi thở thơm mát cũng như sự tự tin trong cuộc sống nhé.
Xem thêm: Hôi miệng có trị dứt điểm được không?