Niềng răng là giải pháp mang lại kết quả tốt giúp bạn sở hữu một hàm răng đều đẹp hơn. Tuy nhiên, để sở hữu một hàm răng đẹp cùng nụ cười tỏa sáng thì cần thời gian và sự kiên trì. Vậy đeo niềng răng bao lâu thì tháo được? Nên chọn loại niềng răng nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Niềng răng là gì? Niềng răng mang tới lợi ích gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ chỉnh nha để tạo ra lực kéo, đẩy những chiếc răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Sau khi niềng răng xong, hàm răng sẽ trở nên cân đối, đều và đẹp hơn, cải thiện khuôn mặt.
Một số lợi ích mà niềng răng mang lại như sau:
- Tính thẩm mỹ: Niềng răng điều chỉnh khớp cắn đúng vị trí khiến cho khuôn mặt được cân đối, hài hòa hơn. Một nụ cười tươi rạng rỡ giúp bạn tự tin hơn mỗi khi giao tiếp với mọi người.
- Cải thiện chức năng ăn nhai: Một hàm răng chắc khỏe giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn. Từ đó hạn chế được bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày…
- Phòng ngừa bệnh lý về răng miệng: Với những hàm răng không đều, có lẽ bạn cũng khá khó chịu mỗi khi đồ ăn bị mắc vào răng. Chính điều này gây ra các bệnh về răng miệng như hôi miệng, sâu răng….Phương pháp niềng răng này sẽ khắc phục những điều trên.
Xem thêm: Review chi tiết các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay
2. Niềng răng bao lâu thì tháo được?
Trung bình thời gian niềng răng sẽ mất từ 18 tháng – 24 tháng tùy vào trường hợp bắt buộc có phải nhổ răng hay không. Thời gian đeo niềng sẽ tính từ lúc đeo khí cụ lên răng cho đến khi tháo ra. Khoảng thời gian này sẽ chia nhỏ ra từng giai đoạn dưới đây:
– Giai đoạn 1 từ 2 – 6 tháng: Sắp xếp các răng trên hàm cho đều
– Giai đoạn 2 từ 3 – 6 tháng tiếp: Điều chỉnh trục các trục răng
– Giai đoạn 3 từ 6 – 9 tháng sau: Điều toàn bộ khớp cắn khớp cắn
– Giai đoạn 4 từ 6 – 9 tháng cuối cùng: Duy trì ổn định vị trí các răng
Trên đây là số liệu đã được thống kê thời gian đeo niềng trung bình mỗi ca. Tuy nhiên thời gian điều trị của mỗi người sẽ khác nhau do còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, đội tuổi. Do vậy, nếu bạn muốn có thời gian cụ thể hơn thì có thể đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.
3. Các phương pháp niềng răng phổ biến và ưu nhược điểm của mỗi loại
3.1. Niềng răng mắc cài kim loại thường
Phương pháp này dùng dây thun, nó được buộc cố định dây cung trong rãnh mắc cài từ đó tạo ra lực kéo từ từ về vị trí răng như mong muốn.
Ưu điểm:
- Ưu đãi về chi phÍ
- Thời gian điều trị ngắn hạn
- Không sử dụng công nghệ, máy móc cao
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao, do mắc cái bị lộ ra ngoài
- Một số vấn để xảy ra khi mắc cài bị bung ra
- Kiêng các loại đồ ăn cứng, dính…
3.2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Không giống như cá loại mắc cài kim loại thường, phương pháp này có hệ thống nắp trượt tự động để đậy và giữ dây trong mắc cài. Chính vì vậy, dây cung trượt trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm:
- Thời gian đeo niềng răng giảm xuống
- Không cần đến gặp bác sĩ để chỉnh lại dây cung
Khuyết điểm:
- Chi phí chi trả cao từ 70-120 triệu
- Bác sĩ điều trị có tay nghề cao để làm
3.3. Niềng răng mắc cài trong suốt
Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, sử dụng hệ thống khay niềng bằng nhựa trong suốt để điều chỉnh răng tốt hơn.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao bởi khay niềng trong suốt nên khó thấy
- Thời gian ngắn giảm xuống từ 3-6 tháng
- Cảm giác thoải mái, không gây khó chịu
Nhược điểm:
- Chi phí cao nhất trong các loại niềng răng 70-120 triệu
- Khay niềng nhập khẩu từ Mỹ nên thời gian đợi sẽ lâu
4. Nên chọn loại niềng răng nào?
Mỗi một phương pháp niềng răng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Nên lựa chọn loại nào sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một số tiêu chí mà bạn có thể cân nhắc:
4.1. Tình trạng răng miệng
Mỗi người có khuyết điểm trên răng khác nhau như: răng hô nhẹ, răng khấp khểnh…. Với những trường hợp này thì niềng có mắc cài sẽ phù hợp hơn là niềng răng trong suốt. Bởi phương pháp này sử dụng lực kéo ổn định cùng với khí cụ sẽ từ từ dịch chuyển răng về đúng vị trí như yêu cầu. Rút ngắn thời gian điều trị, an toàn hơn so với niềng răng trong suốt.
Xem thêm: Giá niềng răng với mỗi phương pháp và tình trạng răng. Cập nhật mới nhất
4.2. Chi phí thực hiện
Niềng răng là phương pháp điều trị với chi phí khá cao từ 30-40 triệu trở lên. Nếu bạn không có đủ điều kiện kinh tế, muốn tiết kiệm hơn thì có thể dùng niềng răng mắc cài. Ngược lại, kinh tế tốt với mong muốn về tính thẩm mỹ cao thì bạn tham khảo niềng răng trong suốt.
Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu về niềng răng để chọn được phương pháp phù hợp nhất với mình nhé. Nếu muốn tìm hiểu hơn, bạn có thể trực tiếp liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chuẩn nhất.