Nguyên nhân tụt chân răng và chi phí chữa trị tụt chân răng

Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải nhiều phiền toái do bệnh tụt chân răng gây ra. Không chỉ khiến cho hàm răng kém đẹp, ăn uống gặp nhiều khó khăn mà bệnh tụt chân răng còn có nguy cơ gây mất răng vô cùng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của bệnh này là gì và chi phí chữa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Tụt chân răng là gì?

Tụt chân răng là tình trạng mô nướu bao quanh răng bị mòn, tụt xuống và phần xi măng kết nối giữa nướu và chân răng làm lộ ra bề mặt của chân răng. Khi tụt chân răng sẽ có cảm giác như chân răng đang mọc nhưng thực chất là lợi đang bị khuyết thiếu.

Tụt chân răng

Nếu không được điều trị, tụt chân răng có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, răng dài ra, có thể có khoảng trống.
  • Thức ăn và mảng bám có thể dễ dàng dính hoặc mắc kẹt giữa các kẽ răng, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
  • Chân răng bị hở ra mà không có lợi bảo vệ, về lâu dài sẽ dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn. Bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện sau: chảy máu nướu, tiêu xương ổ răng, ê buốt răng, viêm tủy răng,…

 

2. Nguyên nhân gây tụt chân răng

2.1 Do viêm quanh răng

Không nên lấy cao răng thường xuyên tại nha khoa để tránh cao răng tích tụ quá nhiều. Bởi điều này có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, phá hủy mô nướu và các cấu trúc nâng đỡ răng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt chân răng, làm lung lay răng và dẫn đến tình trạng mất răng sớm.

Do viêm quanh răng

Những người bị tụt chân răng do bệnh nha chu cũng có thể gặp các triệu chứng khác như nướu đỏ, sưng, chảy máu.

 

2.2 Do cấu trúc răng

Lớp xương ổ răng quá ít phủ bên ngoài chân răng có thể dễ bị tổn thương, khiến chân răng bị tụt. Đối với những người có răng khấp khểnh hay khớp cắn mọc lệch cũng thường gặp phải tình trạng này.

Do cấu trúc răng

2.3 Đánh răng sai cách

Việc đánh răng bằng bàn chải cứng với lực mạnh cũng gây ra tụt chân răng. Đánh răng theo chiều ngang trong thời gian dài có thể làm mòn mô nướu, làm lộ chân răng.

Đánh răng sai cách

2.4 Vệ sinh răng miệng kém

Khi bạn không đánh răng thường xuyên hoặc quá nhanh, không loại bỏ hết mảng bám có thể khiến vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều trên răng. Điều này giúp cao răng hình thành nhiều hơn, khiến nướu bị tụt xuống.

Vệ sinh răng miệng kém

2.5 Do mất răng

Mất răng lâu ngày mà không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến tiêu xương hàm và gây ra tụt nướu. Lúc này, những chiếc răng còn lại sẽ dễ mọc ngã về phía chiếc răng đã mất, gây tụt chân răng.

Do mất răng

2.6 Do di truyền

Qua nhiều thống kê cũng đã chỉ ra rằng, tình trạng tụt chân răng cũng có thể do bố mẹ mắc bệnh, và khả năng di truyền cho thế hệ sau là khá cao.Do di truyền

2.7 Do viêm nướu – nha chu

Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất gây ra tình trạng tụt chân răng. Tình trạng này có thể khiến nướu sưng, mềm và dễ chảy máu khi bị kích ứng. Trong một số trường hợp, cũng có thể có mủ ở chân răng, được gọi là áp xe.

Do viêm nướu – nha chu

3. Các cách chữa tụt chân răng

3.1 Trường hợp nhẹ

Điều trị tụt chân răng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần chải răng đúng cách, lấy vôi răng, dùng gel fluor hoặc hàn bằng việc sử dụng vật liệu hàn răng,…

trường hợp nhẹ

3.2 Trường hợp nặng

  • Niềng răng: Một số trường hợp khớp cắn sang chấn do va đập, răng mọc quá dài, nhô ra ngoài hoặc nướu bị tụt vào trong thì có thể cải thiện bằng phương pháp đeo niềng răng.
  • Bọc răng sứ: Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ loại bỏ hết viêm nhiễm và làm sạch răng, sau đó mang mão sứ ra bên ngoài để che đi phần chân răng bị lộ và giúp chúng bám chặt vào nhau.
  • Trám hở chân răng: Chất liệu trám có màu sắc tương đồng với màu răng thật giúp kết dính giữa răng và nướu để giữ cố định. Tuy nhiên, chất làm đầy chân răng chỉ tồn tại được 3-5 năm, sau đó bạn cần phải trám lại.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng tụt chân răng, đặc biệt là trong trường hợp viêm nha chu. Tùy theo mức độ mà bác sĩ có thể tiến hành ghép nướu (ghép nướu sang vị trí khác để bù đắp cho tình trạng tụt nướu và che phủ chân răng), ghép mô liên kết và biểu mô, điều trị viêm nha chu,….

trường hợp nặng

Xem thêm: Răng bị đốm đen có phải bệnh lý nguy hiểm không? Chữa trị ra sao

4. Chi phí chữa tụt chân răng

  • Niềng răng: Niềng răng 1 – 2 răng có giá 10.000.000 đồng / 1 răng, niềng răng 2 hàm có giá từ 30.000.000 – 130.000.000 đồng, tùy thuộc vào loại mắc cài mà bạn lựa chọn.
  • Bọc răng sứ: Giá một chiếc răng sứ chữa tụt chân răng được tính bằng số lượng răng cần phục hình nhân với giá 1 chiếc răng sứ mà bạn lựa chọn. Giá một bọc răng sứ dao động từ 1.200.000 – 18.000.000 VNĐ.
  • Trám hở chân răng: Phương pháp có giá từ 250.000 đến 5.000.000 đồng. Giá càng cao thì tính thẩm mỹ và độ bền càng cao.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này có nhiều mức giá khác nhau. Với trường hợp phẫu thuật nha chu ghép mô liên kết có giá là 3.000.000 đồng, phẫu thuật nha chu ghép mô liên kết và biểu mô có giá là 4.000.000 đồng và điều trị viêm nha chu có giá trong khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng tùy mức độ nặng, nhẹ của bệnh nhân.

Chi phí chữa tụt chân răng

Bài viết đã cung cấp thông tin về nguyên nhân tụt chân răng và chi phí chữa trị tụt chân răng. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về tụt chân răng và chi phí chữa bệnh.

Xem thêm: Đen chân răng do đâu và cách chữa trị đen chân răng

Đánh giá post
03 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 36 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ