Chúng ta thường nghe nói em bé có răng sữa và cho đến khoảng 12-13 tuổi, các răng sữa sẽ gần như được thay thế bằng răng vĩnh viễn, để rồi khi hoàn toàn trưởng thành thì hàm răng thông thường sẽ gồm 32 chiếc chia làm nhiều loại với vai trò khác nhau. Vậy cụ thể người trưởng thành có các loại răng nào? Tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Các giai đoạn hình thành răng
Một người trưởng thành nếu mọc đầy đủ các loại răng thì sẽ có tất cả 32 chiếc răng vĩnh viễn. 32 chiếc răng này được hình thành qua các giai đoạn như sau:
- Từ khoảng 6 tháng tuổi: răng bắt đầu mọc dần cho đến lúc trẻ có thể tự ăn được là sẽ có khoảng 20 chiếc răng với tầm 10 chiếc trên mỗi cung hàm.
- Từ khoảng 5 tuổi: trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, quá trình này kéo dài qua các năm và thường kết thúc khi trẻ được 12-13 tuổi.
- Từ khoảng 17-25 tuổi về sau: nếu mọc đầy đủ thì một người sẽ có tổng cộng 32 răng, trong đó đã bao gồm 4 răng khôn ở cả hai hàm.
2. Các loại răng ở người trưởng thành
Răng người trưởng thành có thể chia ra làm 4 nhóm khác nhau với các chức năng, nhiệm vụ không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể gồm:
Nhóm răng cửa (8 chiếc): đây là những răng nằm phía trước ở cung hàm, dễ dàng quan sát khi chúng ta cười nói. Răng cửa thường có hình dạng cái xẻng với rìa cắn sắc bén, có nhiệm vụ chính là cắn xé thức ăn từ miếng to thành miếng nhỏ hơn trước khi đưa vào miệng nhai.
Nhóm răng nanh (4 chiếc): đây là những răng nằm ở các góc của cung hàm, ngay cạnh răng cửa. Răng nanh thường có hình dạng ngọn giáo, với mũ răng dày, nhọn và sắc để thực hiện nhiệm vụ chính là kẹp và xé thức ăn.
Nhóm răng hàm nhỏ (8 chiếc): đây là những răng nằm giữa răng hàm lớn và răng nanh. Răng hàm nhỏ thường có hình dạng như một khối lập phương, mặt cắn phẳng, thân răng có các đường góc cạnh với mặt ngoài lồi hơn mặt trong, dùng để xé và nghiền nát thức ăn.
Nhóm răng hàm lớn (12 chiếc): đây là những răng nằm ở vị trí 6, 7, 8 tính từ răng cửa. Răng hàm lớn có mặt răng dày, diện tích rộng và to nhưng khá bằng phẳng, giữ chức năng chính là nhai và nghiền nhỏ thức ăn.
3. Một số vấn đề thường gặp với các loại răng
Răng là bộ phận dễ chịu ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý, phổ biến như:
- Sâu răng: vi khuẩn trú ngụ tại các mảng bám trong răng chuyển đổi đường trong thực phẩm thành axit gây tổn thương men răng, phá hỏng lớp bảo vệ ngoài cùng và để lại những lỗ hổng trên răng, gây đau nhức và chuyển biến xấu nếu không được điều trị sớm.
- Răng nhạy cảm: đây là tình trạng thường gặp ở nhiều người, khi tiếp xúc với các chất có tính kích thích như đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu.
- Viêm tủy răng: là hiện tượng viêm đau ở phần tủy – nơi hội tụ của nhiều dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng nằm ở sâu trong chân răng. Viêm tủy cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ hỏng hoặc chết tủy răng, thậm chí có thể nhiễm trùng lan ra các bộ phận khác.
Xem thêm: Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ không
4. Cách bảo vệ răng miệng đúng chuẩn
Để tránh không gặp phải những vấn đề phiền phức liên quan đến răng miệng, chúng ta cần lưu ý tới những điều sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối bằng kem đánh răng có chứa fluor để bảo vệ men răng, không quên vệ sinh lưỡi, dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng, kết hợp với súc miệng sau khi ăn để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: uống nhiều nước lọc, ăn thực phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều axit, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: đi khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề liên quan tới răng miệng, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp.
Trên đây Tấm Dentist đã chia sẻ tới bạn những kiến thức liên quan tới câu hỏi người trưởng thành có các loại răng nào, cũng như một số vấn đề thường gặp với răng miệng và cách bảo vệ răng miệng đúng chuẩn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với Tấm Dentist để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất nhé!
Xem thêm: Răng số 8 là răng nào? Những vấn đề thường gặp với răng số 8