Hay bị nhiệt miệng phải làm sao cho khỏi hẳn

Nhiều người có chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thường dẫn đến tình trạng hay bị nhiệt miệng. Nó gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn trong thời gian dài. Vậy những phương pháp nào điều trị nhiệt miệng dứt điểm. Cùng tìm hiểu ngay nhé. 

 

1. Dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết hay bị nhiệt miệng là như nào?

            Người hay bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như dưới đây: 

  •  Xuất hiện một hoặc các vết đau, các đốm đỏ, vết sưng. Nó thường xuất hiện ở những khu vực như: mặt trong của má và môi, lưỡi, mặt trên của miệng… 
  • Các khu vực trung tâm có những vết lở loét màu trắng hoặc màu vàng
  •  Kích thước của vết lở nhỏ chỉ khoảng dưới 1 cm.
  • Khi bắt đầu lành lại, vết lở chuyển sang màu xám. 

Dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết hay bị nhiệt miệng

Ngoài ra, trong một số ca bệnh ít gặp, các dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng còn có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Khó chịu
  • Bị sưng nổi hạch bạch huyết

Cơn đau do nhiệt miệng thường diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó biến mất. Nó có thể mất khoảng 1- 3 tuần để vết loét lành lại. Những trường hợp những vết loét lớn thì sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn. 

 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng hay bị nhiệt miệng

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhiệt miệng của bạn như dưới đây:

  •  Một vết thương nhỏ ở miệng do dùng lực chải răng quá mạnh, chà sát kĩ càng, hoặc xảy ra tai nạn trong lúc vận động thể thao… 
  •  Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần natri lauryl sulfate chất mà gây bào mòn răng, dễ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng
  •  Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc đồ chứa nhiều chất gluten làm tổn thương khoang miệng.
  •  Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu các vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt 
  •  Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai
  •  Căng thẳng stress, mệt mỏi liên tục trong một thời gian. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng hay bị nhiệt miệng

Ngoài ra khi mắc một số bệnh dưới đây cũng dẫn đến nhiệt  miệng:

  • Bị mắc bệnh HIV/AIDS.
  • Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương, theo như ước tính tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.
  • Mắc các bệnh về viêm ruột, viêm loét đại tràng. 

Tuy nhiên những ca bệnh này rất ít khi gặp, phần lớn chỉ bị nhiệt ở miệng thông thường, tự khỏi sau vài ngày hoặc sử dụng những biện pháp tự nhiên để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Tuy vậy, nếu để tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe do vết loét miệng mà còn liên quan đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nữa. Từ đó, nếu bạn không thể tự xử lý được thì hãy nhanh chóng đến phòng khám và kiểm tra. 

Xem thêm: Viêm nha chu là gì? Cách điều trị và phòng tránh viêm nha chu

3. Những phương pháp điều trị tình trạng hay bị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn

3.1. Sử dụng nước muối

Trong thành phần của nước muối có tính sát khuẩn cao, an toàn và rất lành tính. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ làm giảm đau rát ở vị trí lở miệng, nhanh chóng làm khô vết nhiệt ở miệng.

Sử dụng nước muối

3.2. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn do trong đó có chứa chất acid lauric tự nhiên. Với những vết lở miệng, việc dùng dừa sớm để giảm đau, giảm sưng và đặc biệt rút ngắn thời gian mau lành vết thương hơn. Khi sử dụng, bạn chỉ việc lấy 1 lượng dầu dừa, bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng, dùng vài lần mỗi ngày. 

Sử dụng dầu dừa

Chú ý răng, nên hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi dầu dừa để chúng có tác dụng lên chỗ nhiệt miệng.

3.3. Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể

Để ngăn ngừa bị nhiệt miệng cũng như tăng đề kháng cho cơ thể thì bạn nên thiết kế một chế độ ăn uống khoa học bằng việc thường xuyên bổ sung các chất vào trong cơ thể. Đó là vitamin B (có trong trứng cá, sữa…), acid folic (có trong rau chân vịt, cải xanh…), sắt (có trong hàu, trứng,…)

Bổ sung thêm vitamin cho cơ thể

3.4. Thăm khám tại nha khoa

Nếu như bạn tự xử lý ở nhà mà chưa thấy được hiệu quả thì hãy đến phòng khám nha khoa, để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra cũng như tư vấn để xử lý dứt điểm bệnh nhiệt miệng này. 

bác sĩ

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết về nguyên nhân và cách xử lý khi bị nhiệt miệng. Nếu vẫn còn băn khoăn nào thì hãy liên hệ với Tấm Dentist để được bác sĩ tư vấn tận tình hơn nhé. 

Xem thêm: Cách điều trị dứt điểm nhiệt miệng bằng nguyên liệu có sẵn tại nhà

Đánh giá post
06 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 18 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO