Đặt thun tách kẽ răng là một kỹ thuật bắt buộc trước khi niềng răng. Đặt thun tách kẽ răng tuy đơn giản nhưng đóng vai trò nền tảng cho quá trình gắn mắc cài kim loại về sau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của đặt thun tách kẽ cũng như lý giải thủ thuật này có đau không trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Thun tách kẽ là gì? Đặt thun tách kẽ để làm gì?
Thun tách kẽ (tên tiếng anh là Orthodontic separators) là miếng cao su hình tròn hoặc những thanh kim loại có dạng hình chữ L. Chúng được gắn vào kẽ của các răng số 5, 6, hoặc 7. Mục đích của thun tách kẽ là để mở rộng khoảng trống giữa các răng hàm để có thể đặt khâu (band) niềng răng.
Trong quá trình thực hiện niềng răng, các mắc cài sẽ gắn vào răng để tạo lực kéo lên răng và giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên, trước khi lắp mắc cài vào răng, bác sĩ sẽ đặt thun tách kẽ vào giữa các răng để tạo khoảng trống. Đặt thun tách kẽ sẽ giúp việc gắn các khâu vào răng hàm dễ dàng hơn. Có thể nói đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng mắc cài mà hầu hết bệnh nhân đều phải trải qua.
2. Cách đặt thun vào kẽ răng
Có 2 cách để đặt thun tách kẽ vào kẽ răng như sau:
- Cách 1: Trước tiên, nha sĩ sẽ luồn riêng thun tách kẽ qua sợi chỉ nha khoa, sau đó đặt sợi chỉ nha khoa vào giữa các răng của bệnh nhân. Từ từ kéo căng sợi chỉ sang một bên cho đến khi luồn được thun tách kẽ vào kẽ răng, sau đó kéo chỉ nha khoa ra ngoài.
- Cách 2: Kẹp 2 đầu thun bằng kiềm phân tách nha khoa. Sau đó, tách kiềm ra để kéo giãn được thun tách kẽ sang 2 bên, giúp sợi thun mỏng hơn và dễ xuyên vào giữa các răng hơn.
Thao tác đặt thun tách kẽ diễn ra rất nhanh. Chỉ mất vài giây để đặt thun tách kẽ vào kẽ răng. Thun tách kẽ sẽ được đặt cho cả hàm trên và hàm dưới, sau khi đặt bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại. Chỉ mất khoảng 5 phút là quá trình này sẽ hoàn tất. Những người chuẩn bị niềng răng sẽ phải mang thun tách kẽ vào kẽ răng ít nhất 5-7 ngày để các răng không bị lệch.
Tuy nhiên, cấu tạo và tình trạng răng của mỗi người là khác nhau. Nếu răng tách ra như mong muốn sau 5-7 ngày, nha sĩ sẽ tháo thun. Tuy nhiên, nếu răng quá cứng và di chuyển chậm thì sau 1 tuần, nha sĩ sẽ tháo thun cũ và đặt thun khác vào vị trí của nó cho đến khi khoảng cách các răng được như mong muốn.
3. Đặt thun tách kẽ có đau không?
Đây là băn khoăn của nhiều người trước khi đặt thun tách kẽ. Như đã nói ở trên, thun tách kẽ là vật thể lạ nên khi chèn vào giữa hai răng gần nhau có thể gây khó chịu ngay lập tức. Cảm giác “đau” tương tự như thức ăn bị mắc kẹt giữa hai răng.
Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều cho biết, mặc dù gây khó chịu nhưng bản chất của thun tách kẽ không gây tổn thương đến răng hay niêm mạc – nướu, việc đặt dây thun tách kẽ không hề đau như nhiều người vẫn nghĩ. Khi các răng thưa dần, cảm giác khó chịu khi mang thun tách kẽ sẽ giảm dần.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài tự buộc có thật sự ưu việt hơn niềng răng truyền thống?
4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi đặt thun tách kẽ
- Sau khi đặt thun tách kẽ, bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, không dắt hay dính vào kẽ răng.
- Không dùng chỉ nha khoa trong thời gian đặt thun tách kẽ.
- Vệ sinh răng miệng bình thường nhưng phải nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh dễ gây nứt, tuột thun tách kẽ.
- Chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Hoặc với những răng đang đặt thun tách kẽ, tạm thời bạn không nên chải răng ở vị trí đó.
- Súc miệng bằng nước hoặc nước muối
Đặt thun tách kẽ là bước quan trọng trong quá trình niềng răng. Đặt thun tách kẽ cũng không gây ra cảm giác quá đau đớn cho người bệnh. Bạn nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tiến hành đặt thun tách kẽ 1 cách an toàn nhé!
Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại có hạn chế gì? Giá bao nhiêu