Niềng răng cho trẻ hiện nay đã trở thành trào lưu giúp các con có hàm răng đều tự tin và khắc phục các tình trạng nha chu thường gặp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này để có sự lựa chọn tốt nhất cho con trẻ nhé!
Nội dung bài viết
1. Có nên niềng răng cho trẻ không?
Nếu như răng của trẻ đang gặp các tình trạng lệch lạc, hay răng bị hô, móm do di truyền… sẽ khiến mặt trẻ bị biến dạng, nụ cười kém duyên khiến các con tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này.
Ngoài ra răng mọc sai lệch còn có thể khiến quá trình ăn nhai thức ăn của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó khăn khi phát, đồng thời mắc các bệnh lý về răng miệng như khó vệ sinh răng miệng, răng dễ sâu, viêm nướu…từ đó sẽ dễ mắc các bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa do việc nhai không kỹ thức ăn.
Bên cạnh đó, xương hàm của trẻ em vẫn còn mềm, nên nếu được can thiệp sớm, các bác sĩ sẽ dễ dàng đưa ra phác đồ giúp răng di chuyển về đúng vị trí hơn, tỷ lệ thành công cao trong thời gian ngắn. Nếu thời gian càng để lâu, tuổi con càng lớn thì răng càng trở nên lệch lạc hơn, xương hàm cứng hơn khiến quá trình điều trị cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
2. Các phương pháp niềng răng cho trẻ phù hợp
Với công nghệ hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng cho trẻ em. Chính vì vậy, khi đến thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng của từng bé để đưa ra phương pháp niềng răng phù hợp. Các phương pháp niềng răng cũng được xác định là phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, tùy theo từng trường hợp chẳng hạn như trẻ đang thay răng sữa hay đã mọc xong răng vĩnh viễn thì giải pháp điều trị cũng sẽ khác nhau.
2.1 Niềng răng cho trẻ em bằng phương pháp niềng răng tháo lắp
Phương pháp niềng răng tháo lắp thường được chỉ định cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi nhằm nắn chỉnh các răng mọc lộn xộn, lệch lạc trở nên thẳng hàng, đồng thời điều chỉnh xương hàm hài hòa, cân đối một cách hiệu quả. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho các tình trạng như xương hàm hẹp giúp mở rộng khuôn hàm cân đối với khuôn mặt.
2.2 Niềng răng cho trẻ em bằng phương pháp niềng răng mắc cài
Một trong những phương pháp niềng răng cho trẻ được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn nhất hiện nay đó chính là niềng răng mắc cài với các loại mắc cài phổ biến như mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc mắc cài tự buộc. Đây là phương pháp niềng răng phù hợp cho trẻ từ 12 tuổi trở lên khi răng vĩnh viễn đã mọc gần hết. Bác sĩ sẽ gắn mắc cài cố định vào răng, việc kéo mắc cài sẽ giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn.
2.3. Niềng răng cho trẻ em bằng niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng invisalign cho trẻ em là phương pháp hiện đại nhất hiện nay với các mắc cài được sản xuất trực tiếp tại Mỹ. Niềng răng Invisalign có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, phù hợp cho cả trẻ em đang thay răng và khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh. Các khay niềng “vô hình” được thiết kế ôm sát khuôn hàm nên người đối diện khó nhận ra trẻ đang niềng răng, điều này sẽ giúp trẻ tự tin và thoải mái khi giao tiếp. Hơn nữa, các khay ăn có thể dễ dàng tháo lắp khi ăn uống và vệ sinh nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Xem thêm: Niềng răng pha lê có ưu điểm gì so với niềng răng thường
3. Độ tuổi nào có thể bắt đầu niềng răng cho trẻ
Khi niềng răng thì trẻ em sẽ không phải chịu nhiều đau đớn bằng người trưởng thành, thời gian thực hiện cũng nhanh hơn và hạn chế được hầu hết sự can thiệp phẫu thuật hàm sau khi lớn lên.
Vậy độ tuổi nào là hợp lý nhất để con trẻ tiến hành niềng răng? Theo các chuyên giá thì trẻ trong độ tuổi từ 6-7 trở đi sẽ bắt đầu tiến hành đến phòng nha khoa tầm soát tình trạng răng mọc và được thăm khám được xác định liệu trình can thiệp chỉnh nha bằng niềng răng khi cần thiết. CÒn thời gian vàng để niềng răng cho trẻ là độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, lúc này, trẻ bắt đầu vào giai đoạn dậy thì nên xương hàm vẫn chưa cố định, thích hợp để thực hiện các liệu trình chỉnh nha.
Vậy là hết những chia sẻ về vấn đề niềng răng cho trẻ. Nếu như bạn đang có nhu cầu tư vấn liệu trình niềng răng cho con thì đừng ngần ngại liên hệ đến hotline của Nha Khoa Tấm Dentist để được hỗ trợ ngay nhé!
Xem thêm: So sánh niềng răng invisalign với niềng răng kim loại thường