Có nên đính đá răng hay không? Tác hại của đính đá với răng miệng

Đi cùng sự phát triển ngày càng hiện đại của công nghệ nha khoa ngày nay, nhu cầu làm đẹp và tạo điểm nhấn cho hàm răng ngày càng lớn. Vì vậy, đính đá răng đang trở nên ngày càng “hot”, nhất là với giới trẻ. Tuy nhiên đính đá răng có thực sự an toàn? Phải làm thế nào để giảm thiểu những nguy cơ khi đính đá răng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Đính đá răng là gì?

Đính đá răng có thể hiểu đơn giản là phương pháp sử dụng chất keo chuyên dụng trong nha khoa để gắn những viên đá quý, những viên kim cương nhỏ lên răng, giúp tạo điểm nhấn trên răng và dễ dàng tỏa sáng, thu hút sự chú ý của mọi người. Đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng bởi các ưu điểm vượt trội như mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, an toàn tuyệt đối và có độ bền cao. Trong đó các đối tượng có thể áp dụng phương pháp đính đá răng thường phải đảm bảo các yếu tố:

Đính đá răng là gì?

  • Răng trắng đều màu, không vỡ mẻ, không ố vàng;
  • Men răng chắc khỏe, không mắc các bệnh về răng miệng;
  • Nếu có các bệnh lý về răng miệng thì phải điều trị dứt điểm trước khi đính đá.

Hiện nay tại các cơ sở thẩm mỹ đang phổ biến hai lựa chọn cho người muốn đính đá răng, đó là đính đá có khoan lỗ và đính đá không khoan lỗ. Trong đó đính đá không khoan lỗ là phương pháp có phần hiện đại hơn và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến men răng hay ngà răng. Đá được sử dụng thường là kim cương, hột xoàn, đá nhân tạo lấp lánh như kim cương thật. Những viên đá này có thể được đính lên nhiều vị trí khác nhau trên hàm răng, nhưng thông thường vị trí được lựa chọn đính đá nhiều nhất là răng khểnh, hoặc nếu không có răng khểnh thì sẽ đính lên răng nanh bởi nó có sự nổi bật nhất định và tạo độ sáng cho cả khuôn hàm. 

2. Quy trình đính đá răng

Quy trình đính đá răng nhìn chung không phức tạp và thông thường sẽ trải qua 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1. Thăm khám và tư vấn

Tại bước này, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại, xác định xem bạn có phù hợp và có đủ điều kiện để đính đá hay không. Đồng thời, qua kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ cũng như tùy thuộc vào nguyện vọng của khách hàng mà hai bên sẽ thống nhất lựa chọn loại đá, vị trí đính đá sao cho đẹp nhất.

Bước 2. Vệ sinh răng miệng

Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì quá trình đính đá sẽ khó diễn ra thuận lợi, chưa kể đến tạp chất có thể làm giảm tác dụng của keo dính và khiến đá nhanh bị bong hơn. Tại bước này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành sử dụng các dung dịch và dụng cụ chuyên dụng để làm sạch môi trường răng miệng, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn trong suốt quá trình thực hiện đính đá răng, đồng thời giúp tránh bong tróc đá về sau. 

Quy trình đính đá răng

Bước 3. Thực hiện đính đá

Sau khi bước 2 hoàn tất, các bác sĩ thực hiện đính đá lên răng bằng một trong hai cách: đính đá khoan lỗ hoặc đính đá không khoan lỗ. Với đính đá khoan lỗ, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng mũi khoan chuyên dụng để tạo một lỗ có kích thước phù hợp với viên đá sắp gắn vào, sau đó cố định đá vào răng bằng keo chuyên dụng. Còn với đính đá không khoan lỗ, bác sĩ đơn giản sẽ chỉ dùng keo để đông cứng và cố định viên đá trên răng.

Bước 4. Hoàn tất

Sau khi đính đá xong xuôi, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng ở vị trí vừa được đính đá để đá đính vào được trở nên lung linh hơn. Đồng thời bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cách bảo vệ, chăm sóc răng miệng, nhất là vùng vừa đính đá để được bền lâu nhất có thể.

Đính đá răng là kỹ thuật hiệu quả để tạo điểm nhấn cho nụ cười của bạn. Hiện nay với công nghệ tiên tiến, nhiều loại đá đẹp và an toàn được phát triển thì phương pháp này được nhiều người tin dùng. Chỉ với quy trình 4 bước vô cùng đơn giản và nhanh gọn như trên, bạn đã có thể sở hữu một hàm răng ấn tượng với những viên đá lấp lánh, thể hiện cá tính và thu hút mọi ánh nhìn rồi!

3. Tác hại của đính đá với răng miệng

Phương pháp đính đá răng với ưu điểm là tương đối an toàn, mang lại tính thẩm mỹ cao, có thể thực hiện nhanh gọn và đơn giản nhưng nếu quá trình đính đá gặp phải kỹ thuật lạc hậu, bác sĩ chuyên môn kém thì có thể để lại nhiều tác hại như:

  • Răng trở nên nhạy cảm: nguy cơ này rất khó tránh đối với các trường hợp áp dụng phương pháp đính đá có khoan lỗ. Lúc này men răng đã bị tổn hại, đồng thời nếu bác sĩ khoan quá tay thì sẽ có thể gây đau nhức, răng về sau trở nên dễ ê buốt, khó chịu khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tác hại của đính đá với răng miệng

  • Giảm chức năng ăn nhai: thực tế nhiều trường hợp sau khi đính đá về thì ăn nhai không được tự nhiên như trước, không ăn được thức ăn cứng.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: khi đá đã đính vào răng thì mảng bám sẽ dễ tích tụ hơn ở ngay vị trí đính đá. Bản thân người đính đá lúc này cũng chỉ có thể chải răng nhẹ nhàng vì sợ bung đá nên khó có thể làm sạch được vi khuẩn gây sâu răng. Chưa kể đến trường hợp đá bị long bật ra sẽ để lại lỗ khoan, gây mất thẩm mỹ và thức ăn dắt vào vết khoan gây ra sâu răng, hôi miệng.
  • Gây dị ứng: đây không phải là rủi ro hiếm gặp nếu như bạn sử dụng đá có chất liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng.
  • Tổn thương môi: đá nếu không được mài nhắn có thể chà xát làm đau môi, nướu, tạo cảm giác không thoải mái và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người đính đá.

Xem thêm: Như thế nào là 1 hàm răng đẹp? 5 lưu ý để có hàm răng đẹp

4. Lưu ý cần biết khi đính đá răng

Để việc đính đá răng được thành công và mang lại hiệu quả như mong đợi thì trước, trong và cả sau khi thực hiện đính đá răng, chúng ta cần lưu ý tới những điều sau:

  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm; cơ sở vật chất hiện đại, có cung cấp các loại đá răng cao cấp, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, cam kết chất lượng đạt chuẩn; có đánh giá tốt từ khách hàng cũ và có uy tín trên thị trường.

Lưu ý cần biết khi đính đá răng

  • Lựa chọn phương pháp đính đá răng phù hợp, không gây hại đến men răng, tốt nhất là không để lại lỗ trên răng nhưng vẫn đảm bảo đá được gắn chắc chắn, khó bong tróc, theo đó bạn nên lựa chọn thực hiện đính đá răng không khoan lỗ.
  • Vệ sinh đúng cách khu vực răng được đính đá: chải răng bằng bàn chải lông mềm với tần suất khoảng 2 lần/ngày, kết hợp với làm sạch miệng bằng súc nước muối loãng, sử dụng chỉ nha khoa và cả tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Không chải răng ngay sau khi ăn xong và cũng không lạm dụng việc chải răng quá nhiều lần trong một ngày vì sẽ làm hỏng men răng.
  • Giữ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh ăn các thực phẩm quá cứng bởi có thể ảnh hưởng xấu đến độ bền bám của đá trên răng.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có màu như trà, cà phê hay sử dụng rượu, bia, thuốc lá vì chúng có thể làm răng trở nên ố vàng, gây mất thẩm mỹ.

Trên đây là tất tần tật những lời giải đáp của Tấm Dentist cho thắc mắc có nên đính đá răng hay không, tác hại của đính đá với răng miệng và một số lưu ý để quá trình đính đá răng có thể diễn ra suôn sẻ và cho kết quả tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì, đừng ngần ngại liên hệ với Tấm Dentist để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất nhé!

Xem thêm: Hình ảnh răng đẹp chuẩn đường cười sau khi niềng răng

Đánh giá post
13 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 42 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ