Tình trạng răng hô không hiếm gặp, nó khiến cho nhiều người mất đi sự tự tin về vẻ bề ngoài của mình. Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha phổ biến với chi phí hợp lý giúp bạn giải quyết tình trạng răng hô và sở hữu một nụ cười đẹp rạng rỡ. Như vậy, chi phí niềng răng hô là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu bảng giá niềng răng hô mới nhất 2022 qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Các phương pháp niềng răng hô
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp niềng răng hô mà bạn có thể lựa chọn, trong đó, có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất:
1.1. Niềng răng hô bằng mắc cài kim loại
Là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài bằng chất liệu kim loại nhằm kéo răng hô về đúng vị trí cung hàm. Ưu điểm của phương pháp này là tính hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là tính thẩm mỹ không cao vì mắc cài kim loại được gắn bên ngoài bề mặt răng.
1.2. Niềng răng hô bằng mắc cài sứ
Phương pháp này khá giống với niềng răng kim loại, tuy nhiên, chất liệu mắc cài được làm bằng sứ và có màu trùng với màu của răng. Ưu điểm của phương pháp này là mang tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm là chi phí của nó sẽ cao hơn so với niềng răng hô bằng mắc cài kim loại.
1.3. Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là một công nghệ niềng răng sử dụng loại khay trong suốt, gần như không thể phát hiện bằng mắt thường. Các khay niềng này thường được làm từ một loại nhựa nha khoa an toàn. Ưu điểm là nó mang lại tính thẩm mỹ rất cao, ngoài ra, bạn có thể tự tháo lắp theo hướng dẫn của bác sĩ nên rất thuận tiện khi vệ sinh răng miệng. Nhược điểm là chi phí cao hơn những phương pháp niềng răng hô khác.
Xem thêm: Niềng răng hô hàm trên có hiệu quả không? Cần lưu ý gì
2. Chi phí niềng răng hô? Bảng giá niềng răng hô mới nhất 2022
Chi phí niềng răng hô sẽ tùy thuộc và tình trạng răng và phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Nhìn chung, nếu bạn bị hô nhẹ, chi phí niềng răng sẽ ít hơn. Còn nếu bạn bị hô nặng, bác sĩ sẽ phải thăm khám cẩn thận, quá trình niềng răng sẽ phức tạp, liệu trình niềng sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Đồng nghĩa với việc đó là bạn sẽ phải trả một chi phí cao hơn cho dịch vụ niềng răng của mình.
Ngoài ra, khi lựa chọn các phương pháp niềng răng hô khác nhau, chi phí niềng răng cũng có sự thay đổi. Ví dụ, nếu bạn chọn phương pháp niềng răng hô bằng mắc cài kim loại truyền thống, bạn sẽ phải bỏ ra ít tiền hơn so với phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ hoặc niềng răng trong suốt Invisalign.
Xem thêm: Quá trình niềng răng hô nhổ răng như thế nào? Có đau không
Sở dĩ phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign có chi phí đắt đỏ hơn các loại niềng răng khác vì tính thẩm mỹ vượt trội và hiệu quả mà nó mang lại. Khi niềng răng trong suốt, bạn vẫn có thể tự tháo lắp bộ khay niềng theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì vậy việc vệ sinh răng miệng rất thuận tiện và dễ dàng. Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp chỉnh nha áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất, xuất xứ tại các quốc gia như Mỹ và Hàn Quốc, vậy nên khi nhập về Việt Nam sẽ phải chịu thêm chi phí phát sinh ( thuế, chi phí vận chuyển,…)
Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng hô mới nhất 2022 của Phòng Khám Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt Tấm Dentist:
3. Niềng răng hô mất thời gian bao lâu
Trung bình, niềng răng hô sẽ mất khoảng từ 2-3 năm tùy tình trạng và mức độ hô của mỗi người. Việc niềng răng hô cần một lực di chuyển nhẹ, liên tục để tránh các biến chứng không mong đợi. Ngoài ra, bạn cũng cần phải quyết tâm và kiên trì theo đúng liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
4. Những lưu ý sau khi niềng răng hô
4.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi ăn, thức ăn sẽ dính vào mắc cài của bạn và hình thành mảng bám, gây hôi miệng, sâu răng. viêm nướu,… nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ.
4.2. Ăn uống đúng cách sau khi niềng răng
Trong giai đoạn niềng răng hô, bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng như cháo, súp, sữa, đồ ăn chín kỹ. Bạn nên sắt nhỏ miếng khi ăn những loại thực phẩm như thịt, cá để tránh bị bung hoặc gãy mắc cài. Ngoài ra, bạn không nên ăn những thực phẩm cứng, dẻo, dai, hoặc chứa nhiều đường.
4.3. Lưu ý khi bị rơi, bung, gãy mắc cài
Trong trường hợp bị rơi, bung, gãy mắc cài, bạn nên đi đến nha khoa gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết tốt nhất. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên tự dùng các dụng cụ để chỉnh hoặc gắn lại mắc cài nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Vì nếu bạn gắn sai cách, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và gây ra các biến chứng không mong muốn.