Chảy máu chân răng không cầm được có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…hoặc những tình trạng nghiêm trọng hơn. Vậy khi gặp tình trạng chảy máu chân răng không cầm được thì phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu chân răng không cầm được.
- Viêm nha chu: với những ai không thực hiện việc lấy cao răng thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến viêm nha chu hoặc viêm nướu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho phần nướu bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Phần nướu càng bị viêm nặng thì lượng máu chảy ra càng nhiều;
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: không có chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ dễ làm cho vi khuẩn đọng lại và sinh sôi ở những kẽ hở giữa các răng. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra nội độc tố làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó gây nên các tình trạng như sưng, viêm hoặc chảy máu chân răng;
- Các mô mềm bị tổn thương: khi thực hiện vệ sinh răng miệng, việc chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải quá cứng sẽ vô tình làm tổn thương nướu và mô mềm, gây nên tình trạng chảy máu hoặc chảy máu kéo dài;
- Giảm tiểu cầu: bộ phận tiểu cầu có trong máu có chức năng chính là cầm máu, do đó khi mắc phải các bệnh lý như sốt xuất huyết hay bạch cầu sẽ khiến cho lượng tiểu cầu bị suy giảm, từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng và rất khó để cầm máu.
2. Chảy máu chân răng không cầm được có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng là tình trạng bình thường mà khá nhiều người gặp phải, thế nhưng chảy máu chân răng kéo dài và không cầm được lại là hiện tượng nguy hiểm và có thể là dấu hiệu của bệnh Lơ-xê-mi cấp ( LXMc ) – một căn bệnh nguy hiểm về máu. LXMc là một bệnh lý về máu ác tính. Căn bệnh này thường có tiên lượng xấu, nặng nề, diễn biến nhanh nhưng lại có những biểu hiện ban đầu vô cùng đơn giản, điển hình là chảy máu chân răng không cầm được. Do đó, người bệnh khi gặp tình trạng này không nên chủ quan mà cần đến ngay bác sĩ để có thể được thăm khám và điều trị một cách kịp thời.
Xem thêm: Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nên làm gì
3. Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao?
- Bổ sung vitamin C, K: thiếu vitamin C hay vitamin K là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không ngừng, vì vậy việc bổ sung vitamin là vô cùng cần thiết. Vitamin C giúp tăng cường khả năng lành vết thương cũng như chống nhiễm trùng, còn vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ máu đông một cách vô cùng hiệu quả.
- Chườm đá: việc thực hiện chườm đá hoặc chườm nóng có thể giúp chống sưng nướu đồng thời chống chảy máu một cách hiệu quả. Với phương pháp này, bạn chỉ cần sử dụng một viên đá, bọc lại bởi một chiếc khăn mềm hoặc nhúng khăn vào nước ấm và chườm lên vùng bị chảy máu. Thực hiện chườm trong vòng từ 15 – 20 phút và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày;
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng: có một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách là điều vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ chảy máu chân răng. Bạn cần phải thực hiện việc đánh răng một cách thường xuyên và đánh một cách nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Chảy máu chân răng không cầm được là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên nếu như để kéo dài sẽ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, nếu như bạn đang gặp tình trạng chảy máu chân răng không cầm được hoặc những vấn đề liên quan đến răng miệng, hãy gọi ngay đến hotline: 0866 080 638 hoặc đến với Nha khoa Tấm Dentist để được hỗ trợ một cách kịp thời nhé!
Xem thêm: Cách trị chảy máu chân răng dứt điểm