Cao răng là gì? Cao răng có tác hại gì với răng miệng

 Cao răng là tình trạng phổ biến được hình thành do nhiều nguyên nhân. Vậy thực chất cao răng là gì?Cao răng có tác hại gì với răng miệng? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Cao răng là gì?

Cao răng (vôi răng) là các mảng bám hay mảng vi khuẩn bị vôi hóa, cứng lại và bám chắc ở mép lợi hoặc bề mặt của răng. Cao răng thường có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, thậm chí là vàng đậm ở những người thường xuyên hút thuốc lá.

Cao răng là gì?

Khi vùng có cao thường bị viêm lợi, dịch viêm sẽ được tiết ra tại lợi ở vùng đó kèm theo chảy máu, máu này ngấm vào cao bám chân răng và có thể tạo thành màu nâu đỏ, khi đó được gọi là cao răng huyết thanh.

2. Nguyên nhân hình thành nên cao răng

Cao răng được hình thành do các vụn thức ăn thừa không được vệ sinh kỹ trong vòng 15 phút sau khi ăn. Cộng với các hợp chất có trong nước bọt lâu ngày các mảng bám này sẽ cứng dần. Lúc này các mảng bám đã được chuyển hóa thành cao răng và chỉ có thể loại bỏ bằng cách đến các nha khoa, các bác sĩ sẽ lấy cao răng bằng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt.

Nguyên nhân hình thành nên cao răng

Do đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng đó là chế độ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Cần có sự kết hợp giữa bàn chải đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để các mảng bám thức ăn. Đồng thời, chế độ ăn uống không khoa học như sử dụng các loại thực phẩm quá nhiều đường, chất béo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hình thành cao răng. Những thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo sẽ tạo môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, gây nên các bệnh lý răng miệng khác chứ không chỉ hình thành nên cao răng.

3. Cao răng có tác hại gì với răng miệng

Khó vệ sinh răng miệng

Các mảng bám tại mép lợi, sát giữa các kẽ răng là những vị trí rất khó vệ sinh răng miệng. Dù dùng tăm chỉ hay chỉ nha khoa cũng sẽ bị cản trở, không lấy hết được các mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài còn có thể dẫn tới sâu răng, gia tăng sự hình thành của các mảng bám chân răng.

Mất thẩm mỹ

Khi cao răng đã được tích tụ từng lớp và ngày một dày lên, lượng cao dày bám ở mép lợi, với màu trắng đục hoặc vàng sẽ gây mất thẩm mỹ cho răng miệng của bạn. Thậm chí có những trường hợp mắc cao răng màu đen khi đó bạn dễ dàng cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với người khác.

Cao răng có tác hại gì với răng miệng

Hôi miệng

Đây cũng là một tác hại khiến chúng ta mất điểm trong mắt người đối diện. Cao răng do các mảng bám thức ăn tại răng bị vôi hóa, gây nên mùi hôi khó chịu, nếu tình trạng nặng và kéo dài sẽ khiến chúng ta luôn cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp với người khác.

Viêm lợi và các bệnh về nướu

Cao răng bám ở chân răng là nơi tích tụ vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch sẽ và lấy cao răng thường xuyên, vi khuẩn tại đó sẽ gây nên bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Vôi răng không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý về răng miệng, nhưng nó là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên các bệnh liên quan. 

Viêm lợi là bệnh phổ biến mà do cao răng tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra, khiến lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu. Bạn cần lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ tình trạng này. 

Nếu không thực hiện vệ sinh tốt, tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Các mô nha chu bị suy yếu nên không thể nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm, khiến răng bị lung lay, đau nhức, có thể bị rụng răng.

Ngoài ra, các bệnh nguy hiểm hơn có thể xảy ra do vi khuẩn ở các mảng bám răng gây nên như viêm tủy ngược dòng, các bệnh ở niêm mạc miệng như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng, hay lở miệng. 

4. Các biện pháp phòng tránh cao răng

  • Cao răng được hình thành từ các vụn thức ăn nên biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa cao răng hình thành đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày.
  • Kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, gây nên các bệnh lý về răng miệng.
  • Tiến hành lấy cao răng (vôi răng) định kỳ tại nha khoa. Hầu như ở bất kỳ nha khoa nào cung cấp dịch vụ lấy cao răng với chi phí khá rẻ, phù hợp với mọi người. Thời gian lý tưởng để khám và lấy vôi răng là 6 tháng/lần đối với những ai có tình hình răng miệng bình thường và có chế độ vệ sinh răng miệng tốt. Còn đối với những ai có thói quen hút thuốc, uống rượu bia nhiều thì 3-4 tháng sẽ tái khám 1 lần, để bác sĩ loại bỏ các mảng bám trên răng gây mất thẩm mỹ.

Các biện pháp phòng tránh cao răng

  • Chọn kem đánh răng tốt, nên có chứa Flour để kiểm soát sự hình thành vôi răng, giúp răng luôn trắng sáng.
  • Dùng bàn chải thích hợp, có thể dùng bàn chải điện với những đặc điểm ưu việt trong vệ sinh răng miệng để khả năng làm sạch đạt hiệu quả nhất.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường và bột, nên uống nhiều nước để có thể lọc sạch được các mảng bám trên răng.
  • Không sử dụng thuốc lá, vì đây là nguyên nhân cao dễ gây nên tình trạng nặng hơn của các mảng bám chân răng và những mảng bám này có màu cực kì mất thẩm mỹ.

Xem thêm: Cao răng đen có tác hại gì với răng miệng? Phải làm sao

5. Khi nào nên lấy cao răng và thực hiện ở đâu?

Do ẩn chứa nhiều tác hại tiềm ẩn vậy nên việc lấy cao răng là là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc răng miệng. Nếu cao răng tích tụ lâu cần đến bệnh viện hoặc các nha khoa uy tín để lấy cao sớm nhất. 

Các bác sĩ răng hàm mặt đã đưa ra lời khuyên là nên đến nha sĩ lấy các mảng bám chân răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Bạn nên lưu ý rằng không nên đợi có cao răng xuất hiện trên răng rồi mới đi lấy, vì khi nó hình thành thì đã gây ra tổn thương nhất định và để lại hậu quả. Ngoài ra,  khi lấy cao răng các nha sĩ cũng có thể phát hiện các bệnh lý khác về răng miệng, giúp bạn điều trị kịp thời trước khi có các hậu quả không đáng có.

Khi nào nên lấy cao răng

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ kiến thức về cao răng và trả lời cho câu hỏi cao răng có tác hại gì với răng miệng. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn tốt nhất.

Xem thêm: Cạo vôi răng giá bao nhiêu? Có nên cạo vôi răng

Đánh giá post
16 - 01 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 43 lượt
Tham vấn y khoa: Dịch vụ khác

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ