Cách trị tụt nướu răng tại nhà? Làm sao để khắc phục tụt nướu răng

Tụt nướu răng là tình trạng chân răng không còn được bảo vệ tốt, người bệnh bị ê buốt khi đánh răng, khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Tụt nướu hầu hết do chăm sóc răng miệng không tốt, có thể điều trị ngay tại nhà.

1. Tụt nướu răng là gì? Nguyên nhân gây ra tụt nướu răng

Tình trạng tụt nướu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một răng, nhiều răng hoặc toàn hàm. Tụt nướu răng có thể dẫn đến tình trạng mất xi măng chân răng, làm lộ ngà răng, các khe hở giữa các răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây tổn thương răng. Nướu răng bị tụt xuống khiến thức ăn dễ bám vào kẽ răng, răng dễ bị kích ứng với những thực phẩm lạnh, chua.

Tụt nướu răng là gì

Nguyên nhân gây ra tụt nướu răng gồm:

  • Đánh răng quá mạnh hoặc dùng tăm xỉa răng: Sử dụng tăm hoặc thậm chí dùng chỉ nha khoa không đúng cách là một trong những nguyên nhân. Chải răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và làm tụt nướu.
  • Răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn cũng dẫn đến tụt nướu răng.
  • Nghiến răng: Nghiến răng có thể dẫn đến bệnh răng miệng và tụt nướu răng
  • Không chăm sóc răng miệng cẩn thận: Việc vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tụt nướu, sưng nướu, chảy máu nướu. Các bệnh lý này bắt nguồn từ việc cao răng hình thành lâu ngày từ các mảng bám quanh răng gây viêm nhiễm vùng nướu.

 

2. Cách trị tụt nướu răng tại nhà

Việc điều trị tụt nướu cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tình trạng càng nặng thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian và phức tạp.

 

2.1. Điều trị tụt nướu nhẹ

Khi chỉ có một hoặc một vài răng bị tụt nướu, chân răng không bị lộ ra ngoài quá nhiều, nướu vẫn có thể bám vào chân răng thì bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản.

  • Đầu tiên là loại bỏ cao răng, sau đó điều trị viêm nướu bằng gel hoặc thuốc có chứa fluor. 
  • Bên cạnh đó, việc đánh răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng tụt nướu sẽ được khắc phục

Điều trị tụt nướu nhẹ

2.2. Một số cách dân gian khác

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện đơn giản tại nhà như sau:

  • Súc miệng hàng ngày bằng trà xanh, nhờ chất catechin trong trà xanh giúp làm sạch, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp tình trạng tụt nướu trở nên tốt hơn.

Điều trị tụt nướu nhẹ

  • Dùng mật ong để thấm tẩm vào vùng tụt nướu răng sau khi đã làm sạch răng. Bạn đợi khoảng 5 phút rồi súc miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, sát trùng rất tốt nên chữa tụt nướu rất hiệu quả.
  • Dầu mè: Dầu mè chứa nhiều các chất giúp chống viêm nên chúng rất hữu ích trong việc trị tụt nướu răng. Bạn dùng 3 thìa dầu mè đã được làm ấm, 2 thìa sẽ trộn với kem đánh răng, thìa còn lại sẽ ngậm và súc miệng ngay sau khi đánh răng xong. Bạn nên duy trì cách này 2 ngày/ lần để việc điều trị tụt nướu răng đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
  • Sau khi làm sạch răng, bạn dùng tỏi giã nát và lấy nước thoa lên vùng nướu bị tụt. Các chất chống viêm trong tỏi sẽ khắc phục hiệu quả tình trạng tụt nướu.

Xem thêm: Sưng nướu răng và nổi hạch thì phải làm sao

3. Làm sao để khắc phục tụt nướu răng?

3.1. Đánh răng đều đặn mỗi ngày

Bạn nên chọn loại bàn chải có đầu mềm hơn để chải sạch hết các kẽ răng trong miệng để không làm tổn thương nướu và lợi. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản giúp loại bỏ các chất cặn bã, mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong các kẽ răng gây tụt nướu và hạn chế sự tích tụ của cao răng.

Đánh răng đều đặn mỗi ngày

3.2. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng

Sự kết hợp giữa dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, cùng với việc đánh răng thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám giữa các kẽ răng tốt hơn. Đặc biệt đối với những người bị tụt nướu, việc đánh răng khó có thể làm sạch một cách triệt để.

Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng

3.3. Lấy cao răng định kỳ

Ngay cả khi vệ sinh răng miệng tốt, chất liệu tích tụ trong miệng bám vào chân răng vẫn có thể xảy ra. Khi cao răng tích tụ nhiều sẽ đẩy nướu và lợi xuống chân răng khiến nướu bị tụt xuống. Vì vậy, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần, cùng với việc kiểm tra sức khỏe răng miệng để sớm phát hiện và khắc phục các bệnh lý răng miệng.

Lấy cao răng định kỳ

3.4. Áp dụng phẫu thuật

Khi nhiều răng bị tụt nướu nghiêm trọng, lộ chân răng, nướu sưng tấy đỏ nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất bên cạnh việc lấy cao răng. 3 phương pháp phẫu thuật chữa tụt nướu đều có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể:

  • Phẫu thuật sử dụng vạt tại chỗ có chân nuôi nằm khắc phục tụt nướu răng có các phương pháp:  vạt nhú lợi kép, vạt xoay chếch, vạt trượt bên, vạt bán nguyệt, vạt trượt về phía cổ răng,…
  • Phẫu thuật sử dụng mô ghép rời tự thân, dùng mô từ 1 phần khác trong miệng bù lại cho phần tụt nướu răng, có các phương pháp: ghép lợi tự do tự thân, ghép mô liên kết dưới biểu mô,…
  • Phẫu thuật sử dụng màng nhân tạo cùng với vạt tại chỗ với các phương pháp: dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào, tái sinh mô,…

Áp dụng phẫu thuật

Để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, nha sĩ cần kiểm tra cụ thể xem tình trạng tụt nướu răng hiện nay như thế nào và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác nếu có. Nếu mắc nhiều bệnh lý răng miệng cùng lúc, bạn cần điều trị theo trình tự, sau đó là chăm sóc và phục hồi.

 

Bài viết đã cung cấp thông tin về cách trị tụt nướu răng tại nhà cùng cách khắc phục tình trạng này. Nếu bạn còn thắc mắc gì về tụt nướu răng, hãy liên hệ ngay với Tấm Dentist để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm: Răng hàm gồm những răng nào? Cách bảo vệ răng hàm

Đánh giá post
06 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 33 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ