Chảy máu chân răng là biểu hiện bước đầu của một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu. Mặc dù không nguy hiểm trong thời gian đầu, nhưng càng để lâu về thời gian dài thì sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu những cách trị chảy máu chân răng hiệu quả dưới đây nhé.
1. Chảy máu chân răng là như nào
Chảy máu chân răng là tình trạng xung quanh chân răng mà lợi bị chảy máu và cũng là triệu chứng của nhiều các loại bệnh lý về răng miệng nữa như viêm nha chu. Ngoài ra, tình trạng chảy máu chân răng còn là dấu sức khỏe toàn thân đang gặp vấn đề, bao gồm dưới đây:
- Bạch cầu (ung thư máu)
- Thiếu vitamin
- Thiếu tế bào đông máu (tiểu cầu)
2. Nguyên nhân nào gây ra chảy máu chân răng
Các nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng gồm:
- Thiếu hụt vitamin, các khoáng chất: Cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin các chất như vitamin C, K cũng là một trong những nguyên nhân làm chảy máu ở chân răng. Ngoài triệu chứng này, bệnh nhân còn có thể bị đau nhức, ê mỏi ở xương, hay có cảm giác buồn ngủ hoặc khó thở ( bởi vì thiếu vitamin C).
- Sử dụng thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu chỉ được áp dụng cho một số bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định để làm giảm việc đông máu
- Sự thay đổi ở nội tiết tố: Đối với phụ nữ, khi bước vào giai đoạn dậy thì, mãn kinh hay đang mang bầu, sử dụng thuốc tránh thai cũng làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng chảy máu ở chân răng.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Mọi người thường chăm sóc vệ sinh răng miệng qua loa, đánh răng không đủ lâu hoặc thậm chí bỏ qua việc đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn thường xuyên dùng tăm xỉa để loại bỏ vụn thức ăn, dùng tăm xỉa cũng dễ bị chảy máu chân răng. Do vậy, hãy chuyển sang dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để răng miệng được vệ sinh sạch hơn nhé.
- Hút thuốc lá nhiều:
Bị chảy máu chân răng nguyên nhân cũng có thể do thuốc lá. Những người thường xuyên thường xuyên hút thuốc lá, sẽ có nhiều cao răng hơn những người không hút. Bởi vì các hóa chất gây độc hại trong thuốc lá bên không chỉ gây mùi hôi khó chịu mà nó còn điều kiện để bệnh viêm nha chu phát triển, làm giảm lượng máu đi nuôi các mô bao quanh bề mặt răng, trong đó có nướu.
- Sử dụng bàn chải đánh răng cứng:
Nếu bạn đang dùng bàn chải đánh răng với sợi lông thô cứng thì bạn nên đổi loại bàn chải tốt hơn để tránh tình trạng chảy máu chân răng. Bạn nên chọn mua và dùng loại bàn chải có đầu lông mềm mại để êm dịu khi đánh răng. Bạn cũng để ý không nên chải răng quá mạnh, cũng sẽ dễ gây tổn thương đến nướu và tự làm chảy máu chân răng. Hãy thay đổi thói quen không tốt này nhé.
- Dấu hiệu của một số bệnh lý về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh ung thư máu, hay các bệnh liên quan đến gan, thận…
Xem thêm: Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao?
3. Các phương pháp trị chảy máu chân răng hiệu quả
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
Bạn phải lưu ý hãy vệ sinh sạch sẽ răng miệng đúng khoa học. Đánh răng ít nhất 2 ngày/ lần, trước khi đi ngủ vào buổi tối và sau khi dậy vào buổi sáng. Khi thực hiện đánh răng, bạn hãy đánh răng thật nhẹ nhàng, không được chà sát mạnh, đánh theo kỹ thuật đánh dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, hoặc đánh xoay tròn. Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến nướu.
- Tăng cường bổ sung vitamin C
Bổ sung ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, để tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bạn chống lại nhiễm trùng nướu răng gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
Tuy nhiên, nếu không nạp đủ vitamin C trong chế độ ăn uống thì tình trạng chảy máu chân răng có thể ở mức độ nặng hơn. Trên thực tế, sự thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân làm chảy máu chân răng, ngay cả khi bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.
Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên tham khảo là: Cam, chanh, các loại loại rau xanh.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối:
Do vi khuẩn phát triển trong khoang miệng cùng với và tình trạng bị viêm nhiễm sẽ gây ra các bệnh về nướu. Do đó, bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như cầm máu ở nướu.
Cách sử dụng rất đơn giản: Bạn cho nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây, thực hiện đều đặn từ 3-4 lần/ ngày.
Nếu muốn tiện hơn, bạn có thể mua nước muối sinh lý ở các cửa hàng thuốc để súc miệng hàng ngày nhé.
- Sử dụng chườm đá vào vị trí bị chảy máu chân răng.
Trong trường hợp mà nướu của bạn bị chảy máu do chấn thương hoặc mô nướu, cách để cầm máu hiệu quả đó là sử dụng đá lạnh chườm vào chỗ bị chảy máu. Việc này sẽ làm giảm sưng đỏ và hạn chế lượng máu mất đi. Bạn nên để đá trong một bọc túi rồi chườm trong thời gian khoảng 20 phút, một ngày sẽ thực hiện chườm vài lần.
- Uống trà xanh:
Trong thành phần của trà xanh có chứa catechin, một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, uống nhiều trà xanh còn giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu và cầm máu một cách hiệu quả. Mỗi ngày nên uống từ 3 -4 tách trà
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn xây dựng một kế hoạch ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa việc chảy máu chân răng. Nếu như mà bạn thực hiện một số phương pháp trên chưa hiệu quả thì hãy thăm khám tại nha khoa ngay, để được bác sĩ tư vấn cũng như điều trị kịp thời nhé.
Xem thêm: Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nên làm gì