Không bàn cãi gì nữa, một nụ cười tự tin với hàm răng trắng sáng rạng rỡ sẽ khiến bạn trở nên rạng ngời hơn. Tuy nhiên, răng ố vàng lại là nguyên nhân khiến bạn tự ti, e ngại khi đứng trước đám đông. Phải làm gì để giải quyết triệt để tình trạng này đây? Đừng bỏ qua các cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng?
Răng ố vàng là tình trạng men răng bị bào mòn khiến cho răng trở nên xỉn màu, chuyển từ vàng nhạt sang đen sạm. Vậy nguyên nhân khiến răng trở nên ố vàng là do đâu?
- Vệ sinh không đúng cách, lười đánh răng khiến cho vi khuẩn tồn tại, mảng bám tích tụ. Điều này sẽ dễ gây nên các bệnh lý về răng miệng.
- Thường xuyên ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường và sử dụng các sản phẩm làm sạm màu răng như: cà phê, coca, rượu vang đỏ,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, nước súc miệng có Minocycline.
- Thường xuyên hút thuốc lá
- Men răng yếu khiến răng bị ố vàng do di truyền từ ông bà, bố mẹ.
- Mắc các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, viêm chân răng,…hay những bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch.
Do đó, khi phát hiện răng sạm màu hay các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân kịp thời.
2. Các cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm
2.1. Phương pháp tự nhiên thực hiện tại nhà
Để chữa răng bị ố vàng, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên, sẵn có sau:
- Dùng Baking soda:
Với khả năng hút ẩm cao, ít tan trong nước và có tính kiềm thì baking soda có tác dụng làm trắng răng, đồng thời ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn có trong miệng.
Để sử dụng khá đơn giản, bạn có thể dùng 1 thìa Baking soda hòa với 2 thìa nước. Sau đó dùng hỗn hợp này đánh răng trong hai phút để loại bỏ các mảng bám ố vàng. Hoặc bạn cũng có thể trộn với kem đánh răng để chải lên răng trước khi đi ngủ.
Lưu ý: không dùng quá 2 lần/tuần.
- Dùng than hoạt tính:
Than hoạt tính có khả năng bào mòn và loại bỏ được độc tố, vi khuẩn hay những mảng bám dư thừa trên răng. Than hoạt tính nguyên chất hoặc than hoạt tính có trong các hãng kem đánh răng đều được bạn nhé!
- Dùng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa oxy hóa. Đặc biệt, acid lauric có trong loại dầu này có tác dụng làm sạch các mảng bám vàng trên răng đồng thời loại bỏ được vi khuẩn một cách hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy hai thìa dầu dừa để súc miệng khoảng 2 – 3 phút, sau đó đánh răng và súc lại bằng nước sạch.
- Tẩy trắng răng bằng chanh
Chanh rất giàu vitamin C và acid citric nên có khả năng khử được mùi hôi miệng, đồng thời làm sạch có mảng bám trên răng. Bạn có thể làm theo 2 cách là sử dụng vỏ chanh chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt răng hoặc trộn nước cốt chanh với muối để đánh răng. Cách này có tác dụng vừa sát khuẩn vừa làm sạch răng hiệu quả.
Lưu ý: Chỉ nên áp dụng những cách tẩy trắng răng bằng chanh 2 lần/tuần bởi nếu lạm dụng nhiều lần thì sẽ làm men răng bị bào mòn.
Xem thêm: Có nên tẩy trắng răng không? 5 lưu ý để tẩy trắng răng hiệu quả cao
2.2 Phương pháp nha khoa thẩm mỹ
Các phương pháp tự nhiên kể trên tuy an toàn, sẵn có, chi phí rẻ tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả triệt để. Ngày nay với y học phát triển nhanh chóng, nhiều phương pháp thẩm mỹ răng ra đời, việc loại bỏ tình trạng răng bị ố vàng lâu năm không còn là điều gì khó khăn nữa. Một số phương pháp xử lý ố vàng răng thường được sử dụng như:
- Tẩy trắng
Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các chất oxy hóa thấm qua men răng kết hợp với tia sáng tạo ra phản ứng oxy hóa giúp cắt đứt chuỗi phân tử màu trong ngà răng. Từ đó giúp thay đổi màu sắc của răng, giúp răng trắng sáng mà không làm tổn hại đến bề mặt răng. Tẩy trắng răng được thực hiện chỉ trong vòng 30 phút- 1 tiếng với chi phí chỉ từ 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ (tùy vào từng phương pháp, kỹ thuật tẩy trắng).
- Dán sứ/ Bọc sứ Veneer
Mặt dán sứ veneer thường làm từ vật liệu sứ, composite hoặc nhựa tổng hợp, có dạng vỏ mỏng, độ dày 0,3 – 0,5mm phù hợp với màu răng, được gắn vào bề mặt ngoài của răng để cải thiện màu sắc, hình dáng răng. Chi phí dán sứ Veneer dao động từ 7triệu đồng/ răng nhưng lại có hiệu quả lâu dài, có thể kéo dài 10-15 năm. Đây chính là một lựa chọn đáng để cân nhắc dành cho những ai răng ố vàng muốn cải thiện tình trạng này.
Xem thêm: 9 cách làm trắng răng từ đơn giản đến chuyên sâu cầu biết