Viêm lợi chảy máu chân răng bị gây ra bởi các vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dẫn đến nhiều mảng bám bám chặt vào, gây tổn thương nướu, đặc biệt gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của hàm răng. Vậy có những phương pháp nào điều trị được viêm lợi. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
1. Viêm lợi chảy máu chân răng là gì?
Viêm lợi là vùng lợi bị tổn thương gây ra viêm nhiễm kéo dài, cùng với đó là tình trạng chảy máu răng chân răng thường xuyên khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Biểu hiện lúc đầu của viêm lợi là vùng nướu bị sưng đỏ, nhiều mảng bám chặt ở kẽ răng và khi bị tác động lực mạnh sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu vùng nướu mà bị viêm.
Trường hợp nếu tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì nó sẽ dần dần chuyển biến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn là viêm nha chu. Lúc này, các khu vực quanh răng đã gặp phải tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến cấu trúc răng dẫn đến việc răng sẽ có nguy cơ lung lay, thậm chí răng gãy, rụng hàng loạt.
2. Các cách điều trị viêm lợi chảy máu chân răng?
- Sử dụng thuốc chống viêm:
Đối với tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng thì thuốc chống viêm được ưu tiên là Alpha chymotrypsin. Bởi trong thành phần của nó có chứa một loại enzyme có tác dụng làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học bên trong cơ thể. Từ đó làm giảm viêm, giảm phù nề một cách hiệu quả. Cách sử dụng:
- Thuốc có thể dùng bằng cách uống hoặc ngậm dưới lưỡi.
- Liều lượng dùng: Uống ở người lớn là 2 viên/lần, mỗi ngày 3 – 4 lần.
- Đặt dưới lưỡi thì liều dùng là 4 – 6 viên/ngày, ngày chia thành 2 – 3 lần.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:
Các loại thuốc kháng sinh để điều viêm lợi chảy máu chân răng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, các mảng bám trong khoang miệng. Ngoài ra thuốc còn tác dụng giúp làm giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức do viêm lợi.
Các loại thuốc khánh sinh có thể được sử dụng là: Tetracycline, Azithromycin, Metronidazole, Ciprofloxacin… Nó được dùng nhiều hình thức như thuốc bôi, thuốc uống hoặc là nước súc miệng.
Cách sử dụng như sau:
- Tetracycline: Uống khi đói khoảng 1 đến 2 giờ trước khi ăn, mỗi lần uống 500mg tương ứng với 2 lần/ngày. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà thời gian sử dụng là khác nhau nhưng thông thường là trong 5 – 7 ngày.
- Azithromycin: Liều dùng là 1 viên/ ngày đầu tiên, ½ viên cho 4 ngày tiếp theo.
- Metronidazole: Dùng kết hợp với Spiramycin để đạt hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị viêm nha chu nặng.
- Ciprofloxacin: Uống 500mg/lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần, thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi, nên bạn hãy cẩn thận chú ý.
- Đi đến phòng khám nha khoa
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến viêm lợi chảy máu chân răng chủ yếu là do cao răng. Việc chải răng thường xuyên thực tế không thể lấy sạch vụn thức ăn, lâu ngày tích tụ và biến thành mảng bám, dần dần trở thành cao răng
Sử dụng các cách chữa viêm lợi trên sẽ giúp bạn hạn chế triệu chứng sưng đau nhưng không khỏi tận gốc. Do đó, cách tốt nhất khi gặp vấn đề để khỏi tình trạng nướu sưng, tấy đỏ bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời. Vì càng để lâu thì tình trạng càng phức tạp và khó điều trị hơn.
Xem thêm: Viêm lợi trùm có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào
3. Những chú ý khi điều trị viêm lợi chảy máu chân răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học:
Nếu không muốn những cơn đau nhức răng ê buốt liên tục hành hạ thì bạn hãy thay đổi ngay thói quen vệ sinh răng miệng của bản thân. Hãy đánh răng đều đặn hàng ngày từ 2- 3 lần đặc biệt tối trước khi đi ngủ và sáng khi dậy. Ngoài ra, sau đó súc miệng lại thật sạch bằng nước muối, sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các mảng bám hoặc vụn thức ăn.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng nào thì bạn cũng cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ nha khoa. Khi sử dụng tuyệt đối phải đảm bảo đúng cách, đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao và tránh những tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là điều trị tạm thời thôi, chứ chưa dứt điểm được. Do đó, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được điều trị tránh để tình trạng ngày càng nặng hơn.
Hy vọng bài viết đã đưa bạn những thông tin cần thiết về việc điều viêm lợi chảy máu chân răng. Từ đó giúp bạn có kế hoạch chăm sóc răng miệng hiệu quả cho mình. Nếu có gặp phải bất cứ vấn đề răng miệng nào thì bạn hãy liên hệ với Tấm Dentist để được giải đáp nhiệt tình nhé.
Xem thêm: Cách chữa viêm lợi tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm