Cách điều trị dứt điểm nhiệt miệng bằng nguyên liệu có sẵn tại nhà

Nhiệt miệng là tình trạng mà ai cũng từng phải trải qua, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi ăn uống cũng như khi nói chuyện hàng ngày. Vì vâỵ, bạn có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để nhanh chóng khỏi căn bệnh nhiệt miệng này. Cùng Tấm Dentist tìm hiểu nhé. 

1. Nhiệt miệng là gì? Các dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng. 

Nhiệt miệng là một vết lở nhỏ ở những mô mềm vùng má và môi trong khoang miệng, nhiệt miệng có thể xuất hiện ở các vị trí như dưới lưỡi hoặc ở nướu răng. Thông thường nhiệt miệng sẽ bị trong vòng từ 7 đến 10 ngày và  biến mất mà không hề để lại vết sẹo nào. Tuy vậy, nếu tình trạng kéo ra trong thời gian dài hơn 14 ngày thì bạn nên nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để kiểm tra tình trạng nhiệt miệng của mình. 

Nhiệt miệng

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng: Tình trạng này rất dễ phát hiện ra khi trong miệng bắt đầu nổi lên những đốm trắng nhỏ 1-2mm, sau đó dần dần từ từ to hơn và có chứa nước. Những nốt này khi vỡ sẽ tạo thành các vết loét, vết lở, thâm chí các vết này có thể to tới kích thước là 10mm. Chúng sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày. 

2. Các triệu chứng của nhiệt miệng là gì? 

Người bị nhiệt miệng thường có những triệu chứng gặp phải như sau: 

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét đau, đốm đỏ sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như mặt trong của má và môi, lưỡi, nướu,… 
  • Vùng có các vết lở loét có màu trắng hoặc màu vàng.
  • Kích thước vết lở loét thường nhỏ.

Các triệu chứng của nhiệt miệng là gì? 

Một số trường hợp hiếm gặp, nhiệt miệng còn có các biểu hiện như dưới đây:

  • Bạn bị sốt
  • Bị sưng hạch gần ở miệng.
  • Các vết loét này thường khỏi và biến mất sau từ  7 đến 10 ngày và không để lại sẹo. Nhưng sẽ mất nhiều thời gian để vết loét có thể lành lại hoàn toàn.

3. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

Những yếu tố gây ra tình trạng nhiệt miệng như dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng ăn uống không đầy đủ, thiếu hụt như axit folic, vitamin B12, chất khoáng như kẽm, sắt… 
  • Vi khuẩn từ bên ngoài luôn muốn xâm nhập vào trong cơ thể, đặc biệt với một nơi có nhiều điều kiện thuận lợi như miệng lại kết hợp với yếu tố bên ngoài qua đường ăn uống, giao tiếp thì lại rất dễ dàng mắc bệnh

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng

  • Căng thẳng, stress công việc, rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone.
  • Ngoài ra, các nguyên nhân làm tổn thương miệng gây ra nhiệt miệng còn do: việc đánh răng dùng lực quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao. 

Xem thêm: Viêm chân răng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

4. Các phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà

  • Sử dụng nước muối sinh lý:

Sử dụng nước muối có thể là cách chữa nhiệt miệng. ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ kiếm trong mỗi căn bếp của từng gia đình. Thêm nữa, nước muối sẽ không làm bạn rát khi súc miệng mà còn giúp làm vết loét mau lành hơn.

Sử dụng nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngậm trong vòng khoảng từ 15 – 30 giây rồi nhổ ra, sau đó súc lại bằng nước sạch. Bạn thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau vài giờ để hiệu quả nhanh hơn. Nếu không có sẵn nước muối sinh lý pha sẵn thì bạn có thể tự làm ở nhà bằng lấy muối hòa vào nước sạch rồi súc miệng. 

  • Sử dụng baking soda 

+ Baking soda cũng có thể được dùng làm để nước súc miệng, là một trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại gia đình mà không mất quá nhiều chi phí. Cách sử dụng được thực hiện như dưới đây:

baking soda

+ Lấy khoảng 5g baking soda cho vào khoảng nước rồi hòa tan (khoảng 230ml).

+ Ngậm hoặc súc miệng và họng trong khoảng từ 15 đến 30 giây, giống tương tự với cách sử dụng với muối

+ Súc miệng với nước baking soda ít nhất 2 lần/ngày để nhanh đem lại hiệu quả.  

  • Sử dụng sữa chua:

Đôi lúc nguyên nhân gây ra có thể là do vi khuẩn Helicobacter pylori hay do bệnh viêm ruột. Vì vậy chỉ cần tác động vi khuẩn H.pylori, các bệnh viêm ruột sẽ nhanh chóng có thể chữa được bệnh nhiệt miệng.

Sử dụng sữa chua

Các men vi sinh như là lactobacillus sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Trường hợp nếu như bạn tìm được nguyên nhân làm nhiệt miệng do chính vi khuẩn H. pylori thì bạn nên chú ý bổ sung thêm ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để chữa được tình trạng nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh quay trở lại. 

  • Sử dụng oxy già:

Oxy già có thể sẽ khiến vết loét trong miệng mau lành lại hơn. Hầu hết mọi người thường sử dụng oxy già bằng cách chấm thật nhẹ nhàng vào các vết loét, nó sẽ làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng. Khi ở nhà, bạn có thể thực hiện như sau đây:

Sử dụng oxy già

  • Sử dụng loại oxy già 3% hòa tan và pha loãng với nước sạch
  • Sau đó, dùng tăm bông thấm dung dịch vừa pha lên chỗ vết lở loét. 
  • Sử dụng hàng này chấm vào khu vực vết loét  2 lần/ngày.
  • Sử dụng mật ong:

Mật ong bao gồm các hợp chất có chức năng như chất chống oxy hóa gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và thành phần có khả năng kháng khuẩn và  chữa lành vết thương mau lành.

Sử dụng mật ong

Bạn có thể sử dụng bôi mật ong trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng trong khoảng 3 – 4 phút hoặc ngậm mật ong. Ngoài ra chúng có thể kết hợp với tinh bột nghệ rồi đắp lên vết loét nhiệt miệng cũng giúp hỗ trợ làm lành vết lở. nhanh chóng. 

  • Sử dụng bột sắn dây:

Bột sắn dây có chứa tính hàn nên hay được dùng để làm mát, giải nhiệt cơ thể và ngăn ngừa các bệnh nhiệt miệng. Và nhờ những công dụng tuyệt vời đó, người ta thường dùng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng, làm giảm các vết loét trong miệng nhanh chóng mà với chi phí cực kì tiết kiệm. 

bột sắn dây

Bạn có thể tham khảo cách sử dụng bột sắn dây như sau: 

+ Lấy 1 cái cốc, đổ 2 phần nước sôi vào, 1 phần nước nguội vào trong cốc.

+ Lấy bột sắn dây vào trong cốc rồi hãy khuấy thật đều để bột tan hết ra. Bạn có thể điều chỉnh độ đặc của nước bằng cách thêm hoặc bớt bột sắn dây mình bỏ vào. Bở càng ít thì nước càng loãng và ngược lại 

+ Bạn chú ý không nên cho đường vào trong

+ Uống nước sắn dây pha loãng với nước mỗi ngày, sử dụng đều đặn 2 lần/ ngày. Bạn sử dụng liên tục sẽ thấy rõ hiệu quả, nhiệt miệng sẽ đỡ và nhanh khỏi. 

  • Sử dụng mật ong:

Mật ong là một trong những loại nguyên liệu dễ tìm mua mà chi phí lại cực rẻ. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm  loét rất hiệu quả. Do đó, khi bị nhiệt miệng bạn có thể dùng hỗn hợp giữa mật ong và nước ấm, sau đó khuấy đều cho tan. Tiếp đó ngậm trong miệng thì sẽ nhanh chóng hết tình trạng bị nhiệt. 

Sử dụng mật ong

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, đã cho bạn biết thêm nhiều điều bổ ích để chữa nhiệt miệng như thế nào dựa trên những nguồn nguyên liệu có ưu điểm là dễ tìm mua, giá rẻ mà lại đảm bảo an toàn, không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mà chưa thấy hiệu quả thì hãy nhanh chóng đến phòng khám nha khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn tận tình. Nếu còn thắc mắc nào thì hãy liên hệ với Tấm Dentist ngay nhé. 

Xem thêm: Hay bị nhiệt miệng phải làm sao cho khỏi hẳn

Đánh giá post
03 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 14 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO