Cách chữa sâu răng cho người lớn không tái phát

 Sâu răng không chỉ hay gặp phải ở trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng có thể mắc phải tình trạng này. Vậy cách chữa sâu răng cho người lớn không tái phát là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

​​1. Sâu răng là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý sâu răng?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Đây là kết quả của quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng.

Sâu răng là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý sâu răng: 

  •  Nhìn thấy lỗ sâu: Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà và làm sạch vụn bẩn ở thức ăn có trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng nhiều hơn miệng lỗ.
  • Nướu sưng có dấu hiệu sưng hoặc chảy máu: Khi có tác động lực như bàn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu có dấu hiệu dễ bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Sưng nướu gây nên cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau.
  • Đau buốt răng khi bị kích thích: Là phản ứng đau buốt khi ăn nóng, lạnh, ngọt.
  • Hơi thở có mùi: Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong hơi thở.
  • Đau buốt khi ăn nhai: Vi khuẩn phát triển khiến cho ngà răng bị bào mòn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến răng dễ bị ê buốt. 

2. Các giai đoạn phát triển của sâu răng

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu men răng là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng đã tạo ra một vùng tổn thương thấy rõ và bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Lúc này, răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy, khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt, gây đau nhức mức độ nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sâu ngà răng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra. Đến đây tình trạng sâu răng đã ăn sâu vào trong và phá hủy nhanh chóng phần men răng còn lại. Đến giai đoạn này, các bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rõ rệt về các cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu, đồ ăn có nhiệt độ bất thường.

Các giai đoạn phát triển của sâu răng

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Sâu răng nặng do vi khuẩn tấn công sâu vào tủy dẫn đến viêm tuỷ và gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Giai đoạn viêm tủy gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần, nhiễm trùng gây ra áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Đến giai đoạn này tình trạng viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Viêm tủy nặng khiến nhiều vi khuẩn lây lan gây áp xe, chết tủy. Một số trường hợp răng chết tủy, hoại tử nặng, không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

3. Sâu răng ở người lớn có nguy hiểm không? 

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn tới việc mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy, chết các dây thần kinh, hoại tử, chết tủy.

Gây mất thẩm mỹ: Sâu răng ở tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Tình trạng nặng hơn sẽ là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dạng khác nhau có thể nhìn thấy khi nói chuyện. Sâu răng còn dẫn đến hôi miệng dẫn đến kém tự tin trong giao tiếp.

Sâu răng ở người lớn có nguy hiểm không? 

Ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần: Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà giảm sút nghiêm trọng.

Nguy hiểm đến tính mạng: Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Cách chữa sâu răng bằng lá ổi? Có hiệu quả không

4. Các cách điều trị sâu răng

Điều trị tại nhà

Chữa sâu răng bằng hoa cúc vàng

Hoa cúc có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được sử dụng làm cách chữa bệnh sâu răng tại nhà cực hiệu quả.

Để chữa bệnh sâu răng bằng hoa cúc, bạn hãy chuẩn bị 5 bông cúc vàng, ngắt lấy phần cánh hoa rửa sạch, để ráo nước.

Chữa sâu răng bằng hoa cúc vàng

Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng lượng cánh hoa vừa đủ, cho vào miệng nhai khoảng 2 phút để tiêu diệt vi khuẩn rồi súc miệng lại với nước sạch. Hoặc cũng có thể đem hãm với nước sôi. Cứ 2 phần nước đem pha với 1 phần rượu, hỗn hợp này bạn để 1 tuần sau đó sử dụng để súc miệng hàng ngày.

Chữa sâu răng bằng lá ổi

Lá ổi non là chữa sâu răng hiệu quả nổi tiếng từ lâu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 5 – 7 lá ổi non, rửa sạch và cho vào miệng nhai trực tiếp, sau đó dùng lưỡi đẩy tới vị trí răng bị sâu. Để nguyên 10 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Kiên trì thực hiện trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Chữa sâu răng bằng lá ổi

Chữa sâu răng bằng nhựa đu đủ

Nhựa đu đủ cũng có tác dụng chữa bệnh sâu răng. Cách làm là lấy quả đu đủ non đã rửa sạch, lấy dao khứa vào quả đu đủ để chất nhựa chảy dần ra, lấy tăm bông thấm vào sau đó bôi trực tiếp lên chỗ đau răng sâu. Lưu ý là nhựa đu đủ chỉ nên ngậm, không nên nuốt vào bụng.

Chữa sâu răng bằng nhựa đu đủ

Chữa sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế

Trong hạt tiêu đen chứa nhiều thành phần giúp giảm sưng viêm. Còn húng quế lại có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, khi kết hợp hai loại nguyên liệu này lại với nhau sẽ giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả.

Chữa sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế

Cách làm cực kì đơn giản đó là cho hạt tiêu đen và húng quế vào cối giã nhuyễn. Sau đó, lấy một lượng vừa đủ đắp lên vị trí răng sâu đau nhức. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ cải thiện rất nhiều.

Chữa sâu răng từ lá trầu không

​​Lá trầu không là phương thuốc được ông bà ta áp dụng từ xa xưa. Lấy mỗi loại nguyên liệu 50g đem rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với rượu trắng. Khi dùng, đem đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó sử dụng để súc miệng hoặc dùng bông chấm vào chỗ răng sâu. Cuối cùng là súc miệng bằng nước sạch.

Sử dụng lá trầu không

Chữa sâu răng bằng chanh hoặc cam tươi

Trong chanh, cam rất giàu vitamin C và các axit. Đây là những thành phần có đặc tính kháng khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt ít nước cốt chanh hoặc cam, cho vào miệng ngậm 2 – 3 phút, cơn đau sẽ có dấu hiệu thuyên giảm dần dần.

Chữa sâu răng bằng chanh hoặc cam tươi

Tuy nhiên, chanh có tính axit bào mòn men răng rất cao nên bạn chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ngày mà thôi.

Điều trị chuyên sâu

Sử dụng thuốc Tây giảm đau

Hiện nay nhiều người thường sử dụng những phương thuốc Tây y để điều trị sâu răng tại nhà. Thuốc kháng sinh được coi là phương pháp điều trị viêm và đau răng do sâu phù hợp và an toàn. Tuỳ vào từng triệu chứng sâu răng khác nhau mà sẽ được kê loại thuốc kháng sinh phù hợp.

Điều trị răng sâu bằng Florua

Florua được dùng tại chỗ bằng cách dùng bàn chải hoặc bông tiệt trùng cho trực tiếp lên răng. Hoặc dùng trong nước súc miệng cũng có thể đặt vào khay và giữ trong miệng vài phút. Điều trị răng bằng Florua chuyên sâu thường mất vài phút.

Điều trị răng sâu bằng Florua

Trám răng sâu

Hiện nay có phương pháp trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ phù hợp với nhiều tình trạng, mức độ sâu và mong muốn khác nhau của bệnh nhân.

Quy trình trám răng sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Bước 2: Sau khi đã xử lý xong chỗ sâu, bác sĩ sẽ tiến hành trám các vật liệu nha khoa vào lỗ hổng. 

Bước 3: Cuối cùng sẽ xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân. Các vật liệu trám được sử dụng hiện nay là Xi – măng silicat, Amalgam, Sứ và Composite.

 

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách chữa sâu răng cho người lớn không tái phát. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có được nguồn tham khảo, hiểu được tình trạng răng hiện tại và đứa ra được phương pháp chữa sâu răng phù hợp nhất với bản thân.

Xem thêm: Cách làm giảm đau răng bằng nguyên liệu dễ kiếm tại nhà

Đánh giá post
28 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 11 lượt
Tham vấn y khoa: Tin tức

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ