Chảy máu là trường hợp hay gặp phải sau khi nhổ răng. Nếu tình trạng này diễn ra trong khoảng 8 giờ là bình thường. Vậy đối với những trường hợp chảy máu liên tục thì cách cầm máu khi nhổ răng nhanh chóng là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân chảy máu sau nhổ răng
Tình trạng chảy máu sau nhổ răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Mạch máu ở gần trước răng bị nhổ sẽ bị tổn thương dẫn đến tình trạng răng chảy máu sau khi nhổ bỏ. Ngoài ra, sau khi nhổ răng máu cũng có thể chảy từ màng xương hoặc mạch máu lớn hơn bị đứt gây chảy máu;
- Ở một số bệnh nhân thiếu vitamin C, nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc uống thuốc chống đông máu có thể bị chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng;
- Một số bệnh nhân mắc bệnh về máu như giảm tiểu cầu, hemophilia… cũng dễ bị chảy máu lâu và khó cầm hơn các đối tượng khác;
- Đôi khi tình trạng máu chảy kéo dài còn do bạn vận động mạnh vùng miệng hoặc đang bị u máu xương hàm.
Xem thêm: Răng số 6 hàm trên bị sâu có cần nhổ không? Có ảnh hưởng gì không
2. Cách cầm máu khi nhổ răng
Cố định băng gạc vào đúng vị trí
Đây được xem là một trong số các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và nhanh nhất.
Để cầm máu nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và hướng dẫn bạn cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ vào miếng gạc và đông lại nhanh hơn. Nếu phải thực hiện ở nhà, bạn chỉ cần:
- Lấy 1 miếng gạch sạch rồi cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng.
- Đặt miếng gạc bạn đã chuẩn bị vào vị trí răng vừa nhổ, sau đó cố định chắc chắn bằng cách cắn giữ trong khoảng 45 – 60 phút. Việc làm này sẽ tạo áp lực lên ổ răng để ngăn chặn chảy máu ở các mao mạch nhỏ.
Uống thuốc theo đơn được kê của bác sĩ
Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ kê thuốc cầm máu sau nhổ răng theo đúng liều lượng và cách dùng để tránh các tình trạng viêm nhiễm sau nhổ. Bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sẽ đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tránh tác động đến cục máu đông
Trong thời điểm vừa nhổ răng khoảng 24 giờ đầu, cần phải hạn chế tác động đến cục máu đông. Cục máu đông có nhiệm vụ giúp cầm máu và hồi phục vết thương. Dưới đây là những hành động bạn cần tránh để tránh tác động xấu đến cục máu đông:
- Khạc nhổ hoặc súc miệng quá mạnh
- Vận động mạnh hay ăn đồ cứng
- Sử dụng ống hút hoặc tay, lưỡi để chạm vào vị trí vừa nhổ răng
- Chơi các loại nhạc cụ như kèn hay sáo,…
Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
Sau quá trình nhổ răng, chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý rất quan trọng quyết định quá trình hồi phục sau nhổ. Bạn nên tránh làm việc nặng nhọc ít nhất 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng, chú ý kê cao đầu khi ngủ để kiểm soát tình trạng chảy máu. Nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp,… Nhai nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh ăn những loại thức ăn cứng, dai vì nó có thể khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để tránh tác động vào vết thương mới nhổ răng trong khoảng 1 – 2 ngày sau nhổ răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Vào những ngày tiếp theo, bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng và tránh chạm vào vị trí vừa nhổ răng.
Thăm khám bác sĩ
Đối với những trường hợp sau khoảng thời gian theo dõi trong vòng từ 3-5 ngày mà các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt nếu xuất hiện mủ chảy ra từ vết nhổ thì bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được xử lý kịp thời bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm nhiễm vết nhổ. Gặp bác sĩ chính là cách giải quyết hiệu quả nhất cho những dấu hiệu bất thường sau khi nhổ.
Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các cách giúp cầm máu sau nhổ răng hiệu quả nhất. Hi vọng bạn sẽ biết được những cách cầm máu căn bản để có thể xử lý dễ dàng, nhanh chóng trong những trường hợp nhổ răng.
Xem thêm: Các cách nhổ răng an toàn mà nhanh chóng hiện nay