Bắt đầu mấy tuổi thay răng? Mấy tuổi thì thay răng xong

Thông thường, độ tuổi thay răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu vào thời điểm 5-6 tuổi. Quá trình này sẽ diễn ra trong bao lâu? Cần lưu ý gì và chăm sóc ra sao…là những điều không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng biết. Hãy cùng Tấm Dentist tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Bắt đầu mấy tuổi thay răng sữa

Trong quá trình mà bé thay răng cửa, răng hàm, răng nanh…trong từng độ tuổi nhất định, là những lưu ý quan trọng mà các bậc phụ huynh cần biết để có thể cùng con đi qua giai đoạn thay răng ổn định, mang đến một hàm răng chắc, khỏe và đẹp.  

Bắt đầu mấy tuổi thay răng sữa

Cụ thể từng giai đoạn, bé thay răng như sau:

  • 2 răng cửa giữa hàm dưới: giai đoạn từ 6 đến 7 tuổi
  • 2 răng cửa giữa hàm trên: giai đoạn từ 6 đến 7 tuổi
  • 2 răng cửa bên hàm trên: giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi
  • 2 răng cửa bên hàm dưới: giai đoạn từ 7 đến 8 tuổi
  • 2 răng hàm trên thứ nhất: giai đoạn từ 9 đến 11 tuổi
  • 2 răng hàm dưới thứ nhất: giai đoạn từ 9 đến 11 tuổi
  • 2 răng nanh trên: giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi
  • 2 răng nanh dưới: giai đoạn từ 9 đến 12 tuổi
  • 2 răng hàm dưới thứ hai: giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi
  • 2 răng hàm trên thứ hai: giai đoạn từ 10 đến 12 tuổi

Trong các giai đoạn thay răng vĩnh viễn, các bố mẹ phải giúp bé tránh tối đa các thói quen xấu như nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm, mút tay. Bởi vì những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, móm, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc. Trường hợp nếu mà không được điều trị kịp thời ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bé sau này.

2. Các dấu hiệu đến tuổi thay răng sữa

  •  Bé bị sốt nhẹ. Trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều liều lượng)
  • Bé chảy nước miếng thường xuyên.

Các dấu hiệu đến tuổi thay răng sữa

  • Nướu tại chỗ răng đang chuẩn bị mọc lên có thể sưng đỏ, trẻ sẽ thường thích cắn gì đó như ngón tay, đồ chơi. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý hãy vệ sinh răng đồ chơi thật sạch sẽ, phòng trường hợp trẻ gặm. 
  • Trẻ bị lười ăn: Do trong quá trình thay răng, trẻ sẽ bị đau, khó chịu khiến cho trẻ không muốn ăn. Do đó, hãy cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày và cho trẻ ăn thực phẩm mềm, xốp, dễ tiêu. 
  • Trẻ có thể bị tướt (đi ngoài phân hơi lỏng hay sệt) 3 – 4 lần trong ngày, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu tình trạng bé đi ngoài nhiều thì nên cho trẻ đến nha sĩ để kiểm tra và điều trị. 

Xem thêm: Độ tuổi thay răng sữa là bao nhiêu?

3. Những lưu ý cần biết khi trẻ thay răng

  • Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh sạch sẽ răng miệng 2 lần/ ngày, trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn vướng lại, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng sau này.
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ theo đúng lịch ghi trên sổ. Trường hợp mà có răng đang lung lay thì nên đưa bé đi khám để nha sĩ điều trị. 

Những lưu ý cần biết khi trẻ thay răng

  • Sử dụng đá để chườm hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau khi răng lung lay gây đau nhức cho bé
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm quá cứng, lạnh, đồ ngọt…
  • Loại bỏ các thói quen xấu của bé như mút tay, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy vào răng, chống cằm…  bởi những thói quen này dễ khiến răng bé gặp phải tình trạng bị hô, mọc lệch…

Bài viết trên đã trả lời cụ thể, rõ ràng cho câu hỏi bắt đầu mấy tuổi thay răng. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ có những kiến thức cơ bản để đồng hành cùng bé trong quá trình thay răng. 

Xem thêm: Trẻ thay những răng nào? Dấu hiệu nhận biết trẻ thay răng

Đánh giá post
19 - 02 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 58 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ