8 lưu ý khi sử dụng hàm duy trì cố định cần phải biết

Hàm duy trì cố định được sử dụng để ổn định răng sau khi tháo mắc cài dây cung. Đeo hàm duy trì là một trong những bước không thể thiếu để ổn định răng đều, đúng vị trí. Vậy có những lưu ý gì khi dùng hàm duy trì cố định? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

1. Đặc điểm hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định là một khái niệm dùng để chỉ một thiết bị giúp ổn định cấu trúc răng sau khi hệ thống mắc cài và dây cung được tháo ra. Trong hầu hết các trường hợp niềng răng hoàn chỉnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo hàm duy trì cố định. Hàm cố định sẽ giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí, đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả niềng răng tốt.

Đặc điểm hàm duy trì cố định

Thực tế, hàm sẽ được gắn vào mặt sau của răng 1, 2, 3 bằng chất liệu composite nên rất bền chắc. Tuy mang lại sự ổn định lý tưởng nhưng người dùng cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng và nướu. Trong đó, chế độ chăm sóc răng miệng cần đặc biệt lưu tâm, vì vậy hãy đánh răng hàng ngày sau bữa ăn để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám. 

 

2. 8 lưu ý khi sử dụng hàm duy trì cố định

2.1 Làm gì khi hàm duy trì cố định bị lỏng lẻo?

Hàm duy trì bị lỏng có thể do hàm quá chật khiến bạn không đeo vào được hoặc đeo hàm vào sẽ thấy bị đau. Điều này xảy ra với những người không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong một trường hợp khác, hàm lỏng lẻo có thể là hậu quả của việc chăm sóc và bảo quản kém. Điều này sẽ khiến hàm bị biến dạng. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần thông báo cho nha sĩ để được giải quyết kịp thời

Làm gì khi hàm duy trì cố định bị lỏng lẻo

2.2 Đi kiểm tra lại thường xuyên

Niềng răng kết thúc khi bạn không cần đeo hàm duy trì nữa. Do đó, trong khi đeo hàm duy trì, bạn vẫn sẽ được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp. Vậy nên, bạn cần phải đến nha khoa chỉnh nha để bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng răng miệng của bạn, liệu có tiến triển hay thay đổi gì khi điều trị hay không.

bác sĩ

2.3 Chăm sóc cho hàm duy trì cố định

Bạn cần thực hiện một số bước để bảo vệ và duy trì cho hàm duy trì của mình. Mặc dù bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể nhưng theo nguyên tắc chung, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

Chăm sóc cho hàm duy trì cố định

 

  • Khi không đeo hàm duy trì, cần giữ chúng cẩn thận trong hộp đựng kèm theo.
  • Không được bọc hàm duy trì trong giấy ăn.
  • Không nên cọ rửa hàm duy trì quá mạnh. Nên làm sạch hàm duy trì bằng bàn chải đánh răng và ngâm chúng trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Không để hàm duy trì tại những nơi gần các nguồn nhiệt hoặc quá nóng.
  • Nếu bạn dùng giấm để làm sạch thì chú ý không ngâm quá năm phút bởi axit sẽ phá hủy nhựa.
  • Nếu hàm duy trì bị lỏng hoặc mất hãy báo ngay cho bác sĩ.

 

2.4 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngoài việc không đeo hàm duy trì thường xuyên, mất răng hoặc các bệnh về lợi cũng là hai trong số những lý do lớn nhất khiến răng không thẳng hàng sau khi niềng. Vì vậy, ngay cả khi bạn đeo hàm duy trì, bạn vẫn cần giữ cho răng và nướu của mình khỏe mạnh bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày. 

Vệ sinh răng miệng

Nếu bạn cảm thấy có vấn đề với một hoặc nhiều răng của mình, hãy liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn càng sớm càng tốt để xem liệu răng của bạn có cần phải điều chỉnh hay không.

 

2.5 Khắc phục các thói quen xấu

Điều quan trọng đầu tiên là bạn cần tránh cắn các vật cứng như bút và mở mọi thứ bằng miệng. Nghiến răng vào ban đêm là một thói quen khác cần kiểm soát vì theo thời gian, việc này có thể làm mòn men răng và khiến răng bạn bị xê dịch. Mặc dù điều này sẽ hơi khó khăn nhưng bạn có thể thử các cách sau:

Khắc phục các thói quen xấu

  • Tắm nước ấm vào buổi tối để thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Hạn chế rượu bia hoặc cà phê.
  • Cố gắng không nghiến răng trong ngày để thư giãn cơ hàm.

 

2.6 Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo răng không bị tổn thương quá nhiều. Thông thường thực phẩm giàu tinh bột có độ kết dính cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều đường, axit, đồ uống có ga,… cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến răng. Bạn cũng không nên ăn những đồ quá dai hoặc quá cứng để quá trình đeo hàm duy trì đạt hiệu quả tốt.

 

2.7 Thực hiện đúng thời gian đeo hàm duy trì cố định

Đeo hàm duy trì giữ đúng thời điểm sau khi điều trị chỉnh nha là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc đeo mắc cài chỉnh nha. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần hết sức lưu ý điều này.

Thực hiện đúng thời gian đeo hàm duy trì cố định

Khi mới bắt đầu đeo, bạn cần đeo hàm duy trì 24/24 và không được tháo ra. Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần, tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Thời gian về sau bạn có thể đeo hàm duy trì ít giờ hơn và được tháo rời nếu muốn.

 

2.8 Lựa chọn nha khoa phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật 

Việc tháo lắp hàm duy trì cần phải thực hiện theo đúng chuẩn kỹ thuật để đảm bảo răng dịch chuyển về đúng vị trí và không gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn. Tại những cơ sở nha khoa chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, quá trình tháo lắp hàm duy trì cố định sẽ được thực hiện bài bản và an toàn, giúp việc niềng răng đạt hiệu quả tối ưu.

Lựa chọn nha khoa phù hợp

Xem thêm: TOP 8 địa chỉ khám răng tốt nhất Hà Nội. Tìm hiểu ngay

3. Địa chỉ nha khoa uy tín trong việc lắp hàm duy trì cố định

Phòng khám nha khoa Răng Hàm Mặt Tấm Dentist là cơ sở nha khoa uy tín trong việc lắp hàm duy trì cố định bạn có thể tham khảo.

 

Tấm Dentist trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị hiện đại đều đạt chuẩn để thực hiện các kỹ thuật nha khoa. Các bác sĩ ở đây đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị chỉnh nha cùng chuyên môn cao sẽ tư vấn cho bạn lộ trình khám, chữa bệnh phù hợp, an toàn và hiệu quả. 

Tấm Dentist

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 3B Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 98 Hoàng Trọng Mậu, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0966 080 638

 

Trên đây là 8 lưu ý khi sử dụng hàm duy trì cố định bạn cần biết nếu muốn răng sớm đều, thẳng hàng sau khi niềng. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn! Chúc bạn sớm có hàm răng đẹp như mong muốn.

Xem thêm: Hàm duy trì có tác dụng gì trong niềng răng? Có bắt buộc không

Đánh giá post
27 - 03 - 2023 Tác giả: minh minh Lượt xem: 12 lượt
Tham vấn y khoa: Kiến thức nha khoa

Bài viết cùng chủ đề:

    Đăng Ký Tư Vấn



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ