Bệnh viêm lợi là một chứng bệnh phổ biến trên toàn thế giới, cả người lớn và trẻ nhỏ đều là đối tượng dễ mắc phải. Viêm lợi không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết từ lúc mới bắt đầu để có cách phòng ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Bệnh viêm lợi là gì? Nguyên nhân gây viêm lợi
Viêm lợi xảy ra khi vi khuẩn từ mảng bám hoặc cao răng lưu lại lâu ngày trong miệng. Đây là những nguyên nhân khiến nướu bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Vi khuẩn phát triển chủ yếu từ mảng bám trên răng, bao gồm cả những mảng bám mà mắt thường không nhìn thấy được.
Trong vòng 24 giờ, mảng bám tích tụ trong răng, cứng lại và hình thành cao răng. Chúng không thể được làm sạch bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng truyền thống mà cần sử dụng các thiết bị nha khoa chuyên dụng. Các vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu, chúng có thể nghiêm trọng hơn. Bệnh viêm lợi không nguy hiểm mà chỉ gây cảm giác khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.
Khi bị viêm nướu, nướu của chúng ta sẽ bị sưng đỏ. Nhưng đa số mọi người hay chủ quan, cho rằng nó tự khỏi nên rất dễ bỏ qua mà không điều trị kịp thời. Cho đến khi bệnh chuyển sang tình trạng chảy máu nướu, nặng hơn là rụng răng.
Trẻ em dễ bị viêm lợi nhất là do trẻ không chủ động vệ sinh răng miệng, dùng tăm xỉa răng, cắn móng tay, nhai thức ăn cứng,….
2. 5 dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết từ lúc mới bắt đầu
5 dấu hiệu viêm lợi bạn có thể dễ nhận biết ngay từ lúc mới bắt đầu gồm:
- Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm, màu đỏ càng đậm là do tình trạng viêm nhiễm càng nặng.
- Mảng bám và cao răng thường được tìm thấy nhiều nhất ở lợi đỏ và sưng.
- Viêm lợi khiến lợi bị tụt khỏi chân răng và làm bong mô chân răng.
- Miệng có mùi hôi khó chịu do viêm nhiễm và cao răng.
- Dễ bị chảy máu khi ăn uống hoặc đánh răng.
Nhiều bệnh nhân bị viêm lợi nhưng chủ quan không điều trị dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc tự ý mua thuốc uống và thường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, bệnh viêm lợi nếu không được điều trị triệt để có thể trở thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và quá trình mọc răng.
Mặc dù không phổ biến nhưng viêm lợi cũng liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:
- Gây chảy máu nướu, viêm nướu do sức đề kháng giảm, thiếu vitamin C.
- Xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm, mô răng không ổn định.
- Hoại tử niêm mạc miệng, bong vảy hoặc khô niêm mạc.
Xem thêm: Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
3. Cách phòng ngừa viêm lợi
Viêm lợi nhẹ phát hiện sớm có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách, trường hợp nặng hơn cần súc miệng hoặc dùng thuốc. Nếu bạn bị tình trạng này, hãy thử áp dụng các biện pháp tự nhiên đơn giản dưới đây.
3.1. Sử dụng nước muối
Nếu bị viêm lợi và hôi miệng, bạn có thể thử súc miệng bằng nước muối tại nhà. Nồng độ nước muối được khuyến nghị thích hợp nhất là 0,9%, tương đương với 1l nước hỗn hợp cộng với 9g muối. Súc miệng ngày 2-3 lần và áp dụng mỗi ngày, tình trạng viêm lợi sẽ được cải thiện rõ rệt.
3.2. Sử dụng mật ong
- Sử dụng vào buổi sáng sau khi đánh răng: Sau khi đánh răng, thoa trực tiếp mật ong lên nướu bị viêm, để trong 15-20 phút rồi rửa sạch với nước. Lặp lại 3 lần mỗi ngày để giảm sưng nướu hiệu quả.
- Dùng chung với chanh: Ngoài cách áp dụng trực tiếp trên, bạn cũng có thể pha dung dịch loãng với chanh và nước ấm, dùng để súc miệng khoảng 10 phút sau khi đánh răng.
3.3. Sử dụng lá trầu không
- Cách 1: Rửa sạch lá trầu không, giã nát rồi đun với nước để chắt lấy tinh chất. Cho lá trầu không vào tủ lạnh và súc miệng ngày 2 lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
- Cách 2: Bạn hãy rửa sạch và vò nát lá trầu không rồi đắp trực tiếp lên vùng bị viêm lợi để các tinh chất phát huy tác dụng. Sau khi bôi, tránh uống nước hoặc súc miệng trong vòng 30 phút để dịch chiết lá trầu không ngấm vào nướu, tiêu sưng viêm tốt nhất.
- Cách 3: Lá trầu giã nát với muối, ngâm với rượu trắng 15 phút cho tinh chất tan ra, chắt lấy dung dịch. Sau đó bạn hãy súc miệng theo cách đầu tiên.
Bài viết đã chỉ rõ 5 dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết từ lúc mới bắt đầu cũng như cách phòng ngừa bệnh viêm lợi đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu những triệu chứng viêm lợi kéo dài lâu ngày bạn có thể đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!
Xem thêm: Viêm lợi có mủ phải làm sao? Làm sao để điều trị dứt điểm